Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2: GIÁO DỤC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

(26 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hệ thống giáo dục quốc dân:

  1. Là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
  2. Gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
  3. Là hệ thống giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo.
  4. Gồm giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Câu 2: Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại:

A. Hiến pháp (2013).

B. Luật Giáo dục (2019).

C. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (2012).

D. Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014).

Câu 3: Cấp giáo dục phổ thông gồm:

  1. Trung học cơ sở, trung học phổ thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  2. Giáo dục trung học cơ sở (với các lớp 6, 7, 8, 9) và giáo dục trung học phổ thông (với các lớp 10, 11, 12).
  3. Giáo dục tiểu học (với các lớp 1, 2, 3, 4, 5), giáo dục trung học cơ sở (với các lớp 6, 7, 8, 9) và giáo dục trung học phổ thông (với các lớp 10, 11, 12).
  4. Giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Câu 4: Giáo dục đại học đào tạo trình độ:

A. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

B. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

C. Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

D. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học.

Câu 5: Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ:

A. Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

B. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

C. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

D. Trung học cơ sở, trung học phổ thông và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Câu 6: Phân luồng trong giáo dục là

  1. sự thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học tại Việt Nam bao gồm những thay đổi liên quan tới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học.
  2. quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục.
  3. sự tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục.
  4. biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học tập ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của các nhân và nhu cầu xã hội.

Câu 7: Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện ở thời điểm nào?

  1. Học sinh tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.
  2. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
  3. Học sinh tốt nghiệp giáo dục mầm non, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.
  4. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Câu 8: Sự phân luồng trong giáo dục phổ thông có vai trò gì?

  1. Giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân.
  2. Là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng thực hiện trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
  3. Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
  4. Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc; cung cấp nguồn nhân lực có trình độ; bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động.

Câu 9: Tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn những nghành nghề đào tạo trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:

A. Kĩ sư xây dựng.

B. Kĩ sư cơ khí.

C. Kĩ sư điện.

D. Thợ sửa chữa điện dân dụng.

Câu 10: Tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn những nghành nghề đào tạo trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:

A. Thợ xây dựng.

B. Thợ hàn.

C. Kĩ sư xây dựng.

D. Thợ sửa chữa điện dân dụng.

Câu 11: Học sinh lựa chọn các ngành nghề đào trình độ cao đẳng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:

A. Kĩ thuật viên điện tử dân dụng.

B. Kĩ sư xây dựng.

C. Kĩ sư xây dựng.

D. Thợ sửa chữa điện dân dụng.

Câu 12: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn những hướng đi nào?

  1. Tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động có chuyên môn cao.
  2. Tiếp tục học cấp trung học phổ thông và làm thêm ngoài giờ học với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động đơn giản.
  3. Tiếp tục học các ngành nghề trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp để trở thành những lao động thủ công hoặc lao động có kĩ năng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  4. Tiếp tục học tại trung tâm giáo dục thường xuyên và làm thêm ngoài giờ học với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động đơn giản.

Câu 13: Ngành nào sau đây đào tạo trình độ đại học về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Khoa học máy tính.

B. An toàn thông tin.

C. Thương mại điện tử.

D. Công nghệ kĩ thuật hóa học.

Câu 14: Ngành nào sau đây đào tạo trình độ trung cấp về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Cắt gọt kim loại.

B. Công nghệ chế tạo máy.

C. Công nghệ kĩ thuật môi trường.

D. Điện dân dụng.

Câu 15: Ngành nào sau đây đào tạo trình độ cao đẳng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Hàn.

B. Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử.

C. Điện tử dân dụng.

D. Sửa chữa cơ khí động lực.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam?

  1. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định theo Luật Giáo dục (2019).
  2. Giáo dục thường xuyên gồm trung học cơ sở, trung học phổ thông và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  3. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
  4. Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ Thạc sĩ.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về phân luồng trong giáo dục?

  1. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học tập ở cấp học, trình độ cao hơn.
  2. Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện ở thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.
  3. Thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
  4. Thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cơ hội lựa chọn nghề nghiệp?

  1. Tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có cơ hội trở thành những lao động thủ công hoặc lao động có kĩ năng trong lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật như: thợ xây nhà, thợ hàn, thợ sửa chữa điện dân dụng.
  2. Tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn các ngành đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành kĩ thuật viên xây dựng dân dụng, kĩ thuật viên điện dân dụng,…
  3. Học sinh có thể lựa chọn theo học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, chương trình đào tạo nghề nghiệp khác nhau đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ.
  4. Trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp.

Câu 4: Đâu không phải là một trong những ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Công nghệ kĩ thuật xây dựng.

B. Hàn.

C. Cắt, gọt kim loại.

D. Công nghệ kĩ thuật môi trường.

Câu 5: Đâu không phải là một trong những ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Công nghệ kĩ thuật xây dựng.

B. Công nghệ chế tạo máy.

C. Công nghệ kĩ thuật hóa học.

D. Công nghệ kĩ thuật cơ khí.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những ngành nghề đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Công nghệ chế tạo máy.

B. Công nghệ kĩ thuật môi trường.

C. Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử.

D. Công nghệ kĩ thuật cơ khí.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi khi nói về những hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau trung học cơ sở:

  1. Học sinh có thể tiếp tục học trung học phổ thông với những môn học thuộc tổ hợp lựa chọn có liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.
  2. Học sinh có thể tiếp tục học các ngành nghề trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.
  3. Học sinh có thể tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
  4. Học sinh có thể tiếp tục học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên với những môn học thuộc tổ hợp lựa chọn có liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1:

Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Kĩ thuật viên điện dân dụng.

B. Thợ sửa chữa điện dân dụng.

C. Kĩ sư điện.

D. Thợ hàn.

 

Câu 2:

Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Hàn.

B. Sửa chữa cơ khí động lực.

C. Cắt gọt kim loại.

D. Điện tử dân dụng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Có thể theo học Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng ở:

A. Đại học Sư phạm Hà Nội.

B. Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Đại học Giao thông vận tải.

D. Đại học Điện lực Hà Nội.

Câu 2: Đâu không phải trường đại học đào tạo ngành công nghệ, kĩ thuật?

A. Đại học Bách khoa Hà Nội.

B. Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Đại học Điện lực Hà Nội.

D. Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

=> Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp chân trời Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay