Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ

KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 2)

Câu 1: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

  1. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
  2. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
  3. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
  4. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 2: Cơ cấu kinh tế là tập hợp:

  1. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
  2. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
  3. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
  4. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.

Câu 3: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là:

  1. nguồn nước.
  2. nguồn vốn.
  3. năng lượng.
  4. thị trường.

Câu 4: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về:

  1. kinh tế.
  2. văn hoá.
  3. khoa học.
  4. chính trị.

Câu 5: Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là:

  1. IMF, WTO.
  2. WFP, APEC.
  3. FAO, WFP.
  4. EU, ASEAN.

Câu 6: Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) có ý nghĩa phản ánh:

  1. Mức độ ảnh hưởng của tư bản tài chính ở một quốc gia và giữa các quốc gia.
  2. Sự hiện thực hoá tri thức vào nền kinh tế, cho thấy tốc độ phát triển của một quốc gia.
  3. Trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh:

  1. Trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  2. Trình độ chuyển đổi hệ thống các ngành nghề của một nước.
  3. Tốc độ phát triển ở trình độ cao của một nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế chia thành 3 nhóm. Đâu không phải một trong các nhóm đó?

  1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
  2. Công nghệ thông tin.
  3. Công nghiệp, xây dựng.
  4. Dịch vụ.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về các nước đang phát triển?

  1. Phần lớn các nước đang phát triển có quy mô GDP chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...).
  2. Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
  3. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
  4. Một số nước đang phát triển như Việt Nam, Cuba, Triều Tiên là trung tâm tài chính toàn cầu, có hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.

Câu 10: Đâu không phải một tiêu chuẩn phổ biến cho thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế?

  1. Tiêu chuẩn quản lí chất lượng.
  2. Tiêu chuẩn quản lí môi trường.
  3. Tiêu chuẩn quản lí năng lượng.
  4. Tiêu chuẩn chính trị trong sạch.

Câu 11: Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên:

  1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
  2. Một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu.
  3. Hệ thống các công ty đa quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về biểu hiện của khu vực hoá kinh tế?

  1. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau.
  2. Mỗi quốc gia chỉ được phép là thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế.
  3. Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,... được kí kết.
  4. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng tăng.

Câu 13: Đâu là biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế trên phương diện thương mại thế giới?

  1. Hợp tác thương mại song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến.
  2. Hàng hoá và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia nhanh chóng, thuận lợi hơn, thúc đẩy thương mại thế giới phát triển mạnh.
  3. Các tổ chức kinh tế, diễn đàn như Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),... ngày càng đóng vai trò quan trọng thông qua việc xây dựng các hiệp định chung về thương mại giữa các nước thành viên nhằm thống nhất thị trường khu vực và thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Khu vực hoá kinh tế là gì?

  1. Là việc đặt nặng vấn đề kinh tế lên hàng đầu ở một khu vực theo chỉ đạo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà về kinh tế trên thế giới.
  2. Là việc những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển sẽ liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
  3. Là việc tập trung sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm nào đó ở một khu vực nhất định nhằm tạo ra một lượng lớn hàng hoá và hỗ trợ cải thiện chất lượng sản phẩm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Đâu là một liên kết tam giác phát triển?

  1. Tam giác tăng trưởng Indonesia – Malaysia – Việt Nam (IMV-GT).
  2. Tam giác biển Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc (JKC).
  3. Liên kết vùng Maas Rhein giữa Bỉ - Đức – Hà Lan (EMR).
  4. Liên kết vùng Caribbean giữa Mexico – Haiti – Cuba.

Câu 16: Đâu không phải một liên kết khu vực?

  1. Liên minh châu Âu (EU).
  2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
  3. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
  4. Liên minh Nam Mỹ (SAU).

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về hệ quả của khu vực hoá kinh tế?

  1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.
  2. Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được bảo đảm trong các tổ chức khu vực.
  3. Khu vực hoá kinh tế thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, là nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
  4. Xu hướng khu vực hoá kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề như tính tự chủ về kinh tế, vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,...

Câu 18: Tình trạng mất an ninh lương thực là:

  1. Vấn đề của các nước châu Phi.
  2. Vấn đề của các nước Trung Đông.
  3. Vấn đề toàn cầu.
  4. Cả A và B.

Câu 19: Đâu là giải pháp để đảm bảo an ninh nguồn nước:

  1. Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động nhằm giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.
  2. Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.
  3. Mỗi quốc gia đồng thời chủ động bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước và đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, công nghệ xử lí nước và tái sử dụng nước,... để đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: An ninh năng lượng được hiểu là:

  1. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
  2. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và sản xuất năng lượng, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề năng lượng.
  3. Công việc điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: An ninh mạng được hiểu là:

  1. Sự quản lí chặt chẽ của nhà nước ở mỗi quốc gia đối với cách hoạt động của Internet và việc sử dụng Internet của người dân.
  2. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  3. Sự phòng chống các tệ nạn có thể gây ra cho người dùng Internet như tin giả, video, hình ảnh khiêu dâm, trò chơi bạo lực,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?

  1. 750 triệu người.
  2. 1.4 tỉ người.
  3. 2.3 tỉ người.
  4. 3.7 tỉ người.

Câu 23: Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu %?

  1. 0.5%
  2. 5.3%
  3. 24.7%
  4. 31.2%

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Trên thế giới hiện nay có nhiều mối đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế như đói nghèo, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và biển,...
  2. Bảo vệ hoà bình trên thế giới giúp tăng trưởng kinh tế, tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.
  3. Để bảo vệ hoà bình thế giới, các quốc gia cần tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột; loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác; tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; phối hợp hành động giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.
  4. Trong những năm qua, Việt Nam chưa tích cực trong việc tham gia cùng cộng đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và gìn giữ hoà bình thế giới do sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên điều này đang dần được cải thiện.

Câu 25: Năm 2020, UN có bao nhiêu thành viên?

  1. 56
  2. 101
  3. 193
  4. 207

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay