Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 4: Khu vực Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Khu vực Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Câu 1: Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

  1. Phía bắc Mi-an-ma.
  2. Phía nam Việt Nam.
  3. Phía bắc của Lào.
  4. Phía bắc Phi-lip-pin.

Câu 2: Đông Nam Á là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn trên thế giới nào sau đây?

  1. Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mĩ.
  2. Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.
  3. Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu - Hàn.
  4. Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ.

Câu 3: Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt:

  1. văn hóa.
  2. xã hội.
  3. kinh tế.
  4. chính trị.

Câu 4: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang các quốc gia nào sau đây trong cộng đồng ASEAN?

  1. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
  2. In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a.
  3. Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
  4. Bru-nây, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.

Câu 5: Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?

  1. Kinh tế.
  2. Quân sự.
  3. Thể thao.
  4. Chính trị.

Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

  1. 08/1967, tại Bangkok.
  2. 08/1967, tại Jakarta .
  3. 05/1978, tại Singapore.
  4. 05/1978, tại Kuala Lumpur.

Câu 7: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia?

  1. 9
  2. 10
  3. 11
  4. 12

Câu 8: Đâu không phải một biển ở Đông Nam Á?

  1. Biển Đông.
  2. Biển Chết.
  3. Biển Sulawesi.
  4. Biển Java.

Câu 9: Đâu là một đồng bằng châu thổ có diện tích lớn ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đồng bằng sông Mê Nam.
  2. Đồng bằng duyên hải Atlantic.
  3. Đồng bằng Hoa Bắc.
  4. Đồng bằng Limagne.

Câu 10: Một vấn đề cần chú ý khi khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á là:

  1. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
  2. Khai thác ở số lượng ít nhất có thể.
  3. Khai thác đồng thời, một loạt tất cả các tài nguyên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp, đó là:

  1. Sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu.
  2. Đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn.
  3. Nguồn lao động dồi dào.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Cây trồng nào là cây trồng truyền thống, quan trọng bậc nhất, được trồng ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực?

  1. Lúa gạo
  2. Ngô
  3. Cà phê
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đại hội thể thao Đông Nam Á viết tắt tiếng Anh là gì?

  1. SEA Games.
  2. SEA Sport Events.
  3. SEA Championship.
  4. Carabao Cup.

Câu 14: Câu nào sau đây là đúng về tài nguyên biển ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn, thông ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  2. Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến, đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,...
  3. Việc thắt chặt các chính sách trên biển của ASEAN là điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
  4. Trong quá trình phát triển các ngành kinh tế này cần chú ý khai thác nhiều và triệt để, tránh lãng phí nguồn tài nguyên biển.

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp điện tử – tin học của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đây là ngành công nghiệp lâu đời, phát triển nhanh nhờ có lợi thế về sự tiện lợi trong lao động, sự tự động hoá và nguồn tài nguyên dồi dào.
  2. Một số sản phẩm điện tử – tin học phổ biến là máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,...
  3. Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử – tin học.
  4. Công nghiệp điện tử – tin học thường phân bố ở các thành phố lớn. Các nước dẫn đầu là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia,..

Câu 16: Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á phát triển không góp phần vào việc:

  1. Đưa nông nghiệp lên vị trí thống trị cơ cấu kinh tế quốc gia; phát triển nông nghiệp theo Công nghệ 4.0.
  2. Khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực; đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm.
  3. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn thu ngoại tệ.
  4. Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân; đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực.

Câu 17: Cơ quan nào có nhiệm vụ thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN?

  1. Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN.
  2. Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.
  3. Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN.
  4. Ban thư kí ASEAN quốc gia; Cơ quan Nhân quyền ASEAN; Quỹ ASEAN.

Câu 18: Cơ chế hợp tác phát triển văn hoá trong khối ASEAN không thông qua:

  1. Các diễn đàn như Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN.
  2. Các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC).
  3. Các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN.
  4. Các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng kém phát triển, đẩy lùi hủ tục.

Câu 19: Màu vàng trong biểu tượng ASEAN biểu trưng cho điều gì?

  1. Hoà bình và ổn định.
  2. Dũng khí và sự năng động.
  3. Sự thuần khiết.
  4. Sự thịnh vượng.

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên khoáng sản ở khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  2. Một số khoáng sản tiêu biểu như thiếc, đồng, sắt, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
  3. Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình đồi núi.
  4. Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành kinh tế và là nguồn hàng xuất khẩu của một số quốc gia.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về thành tựu mà ASEAN đã đạt được?

  1. Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Một số nước có HDI ở mức rất cao, như Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan,... Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện.
  2. Năm 2021, số năm đi học trung bình của người dân từ 25 tuổi trở lên là 8,3 năm. Vấn đề việc làm cho người lao động từng bước được giải quyết.
  3. Về giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Các nước cũng đã đạt được Thỏa thuận Chia lại thị trường của các Bên ở Biển Đông (AMRPES).
  4. Về khai thác tài nguyên và môi trường, các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,...

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp khai thác của khu vực Đông Nam Á?

  1. Đông Nam Á có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai thác, như công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng kim loại,...
  2. Các nước có sản lượng than hàng đầu khu vực là Malaysia, Myanmar.
  3. Trong các khoáng sản kim loại, thiếc là khoáng sản có sản lượng khai thác lớn. Riêng Thái Lan, Malaysia và Indonesia chiếm hơn một nửa sản lượng thiếc khai thác của thế giới.
  4. Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Các nước có sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu khu vực là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Việt Nam,...

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về thách thức mà ASEAN phải đối mặt?

  1. Về kinh tế, sự đồng điệu về kinh tế giữa các nước thành viên dẫn đến tình trạng trì trệ phát triển, không tạo được động lực và hướng đi thực sự phù hợp. Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.
  2. Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. Bên cạnh đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.
  3. Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia.
  4. Việc giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn tồn tại.

Câu 24: Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ gì?

  1. Chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN.
  2. Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
  3. Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Bó lúa trong biểu tượng ASEAN là tượng trưng cho:

  1. Ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á trong tình hữu nghị và đoàn kết.
  2. Sự đói nghèo của các nước trong ASEAN.
  3. Truyền thống ngàn đời của mọi dân tộc ở Đông Nam Á.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay