Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 cánh diều chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?
- Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
- Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 2: Hoạt động nào dưới đây góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè?
- Đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
- Ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
Câu 3: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?
- Đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
- Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 4: Ý nào dưới đây là biện pháp phù hợp cho tập thể lớp trong việc thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng?
- Xây dựng tiêu chí thi đua.
- Học tập còn chưa tập trung.
- Tích cực tham gia hoạt động được giao.
- Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 5: Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được ở
- Phòng truyền thống
- Thư viện của trường
- Hội đồng sư phạm
- Phòng Hiệu trưởng
Câu 6: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?
- Không đi học đầy đủ
- Tích cực tham gia các hoạt động
- Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
- Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.
Câu 7: Đâu là hành động không nên làm khi ở trong trường lớp?
- Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
- Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.
Câu 8: Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng và phát triển nhà trường?
- Tự khuyến khích, động viên bản thân vượt qua khó khăn
- Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng
- Nhờ sự giúp đỡ, nhắc nhở của thầy cô, bạn bè, người thân
Câu 9: Việc làm nào sau đây góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô?
- Hỏi thăm, gửi những lời chúc tới thầy cô vào dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường
- Tự hào về bản thân
- Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
- Hiểu rõ mong muốn của bản thân trước khi xây dựng mối quan hệ với các bạn
Câu 10: Việc làm nào sau đây góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn?
- Bao dung, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, không làm tổn thương đến mối quan hệ với các bạn
- Tự hào về bản thân
- Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
- Cùng thầy cô tham gia một số hoạt động
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Ý kiến nào sau đây là phù hợp để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong trường hợp bạn thân của em tức giận vì hiểu lầm?
- Thể hiện sự thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đã gây ra hiểu lầm.
- Cố gắng giữ liên lạc và duy trì mối quan hệ bằng cách thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc gặp gỡ nhau trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, Giáng sinh, hay các dịp lễ khác
- Cố gắng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của bạn thân trong quá trình chuyển đến môi trường mới và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
- Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
Câu 2: Khi mình có mâu thuẫn với nhóm bạn do khác biệt về quan điểm, cách giải quyết nào sau đây là phù hợp?
- Tin tưởng vào sự hiểu biết và trực giác của bạn.
- Tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách trao đổi và thảo luận để hiểu lẫn nhau hơn về quan điểm và suy nghĩ của mỗi người
- Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
- Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là phù hợp để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong trường hợp bạn thân thay đổi nơi ở nên phải chuyển trường?
- Thể hiện sự thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đã gây ra hiểu lầm.
- Trò chuyện trực tiếp với bạn thân để giải thích và thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối phương.
- Cố gắng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của bạn thân trong quá trình chuyển đến môi trường mới và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
- Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện..
Câu 4: Khi gặp người bạn mới khi cùng tham gia câu lạc bộ yêu thích, đâu là cách để phát triển mối quan hệ bạn bè phù hợp?
- Trò chuyện trực tiếp với bạn thân để giải thích và thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối phương
- Tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
- Lắng nghe và chấp nhận ý kiến của các bạn, cùng với việc đưa ra quan điểm của mình một cách lịch sự và trung thực.
- Tránh tranh cãi hoặc bất đồng quá mức, thay vào đó, hãy cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa nhã và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
Câu 5: Đâu là thông điệp khuyến khích mọi người phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè?
- Hãy lắng nghe và chia sẻ!
- Hãy làm theo cách của bạn!
- Hãy làm việc cùng chúng tôi!
- Hãy nói theo cách của bạn!
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Liên luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô. Với kiến thức chưa hiểu, Liên gặp trực tiếp thầy cô để hỏi kĩ hơn và xin thầy cô nguồn tài liệu để nghiên cứu thêm. Theo em, cách thức mà Liên đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô là gì?
- Tìm hiểu rõ bạn, người mà mình đang xây dựng tình bạn
- Tích cực hỗ trợ thầy cô, thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia hoạt động tập thể
- Luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô, gặp thầy cô để hỏi bài, xin thầy cô nguồn tài liệu để nghiên cứu
- Có lập trường vững vàng khi thiết lập và phát triển mối quan hệ với các bạn
Câu 2: An rất biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô luôn tin tưởng và khuyến khích, động viên An tham gia các hoạt động tập thể. An thể hiện sự biết ơn bằng cách tích cực hỗ trợ thầy cô, thu hút và thuyết phục các bạn cùng tham gia. Theo em, cách thức mà An đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè là gì?
- Cùng nhau đi học, chia sẻ cho nhau cách học tập hiệu quả, rủ nhau tham gia CLB sách
- Trước khi kết bạn trên mạng xã hội với những người mới, cần tìm hiểu kĩ về họ
- Luôn tích cực hỗ trọ thầy cô, thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia hoạt động tập thể
- Trước khi đăng tải hoặc chia sẻ những bức ảnh và những câu chuyện của các bạn cần xin phép và được sự đồng ý của họ
Câu 3: Thanh và Hà gần nhà nhau nên thường cùng nhau đi học. Hai bạn thường xuyên chia sẻ với nhau cách học tập hiệu quả. Thời gian rảnh, Thanh rủ Hà tham gia câu lạc bộ sách của trường. Theo em, cách thức mà Thanh đã thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè là gì?
- Cùng nhau đi học, chia sẻ cho nhau cách học tập hiệu quả, rủ nhau tham gia CLB sách
- Tích cực hỗ trọ thầy cô, thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia hoạt động tập thể
- Luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô, gặp thầy cô để hỏi bài, xin thầy cô nguồn tài liệu để nghiên cứu
- Đưa ra lời khuyên cho bạn
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Huệ là lớp trưởng năng động và tích cực trong các hoạt động chung, Huệ được cô chủ nhiệm tin tưởng và quý mến. Trong sự kiện của trường vừa qua, Huệ đã phân công nhiệm vụ cho các bạn nhưng do phối hợp không tốt nên kết quả hoạt động của lớp không đạt yêu cầu, mặc dù Huệ đã liên tục đôn đốc các bạn. Cô giáo chủ nhiệm đã gặp Huệ và hỏi lí do vì sao lớp phối hợp chưa tốt trong hoạt động. Nếu là Huệ, em sẽ làm như thế nào?
- Em sẽ đứng ra nhận trách nhiệm cho những sai sót đã gây ra và giải thích rõ ràng cho cô giáo chủ nhiệm rằng em đã cố gắng và làm đúng nhiệm vụ của mình nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong đợi, sau đó sẽ cam kết và đảm bảo rằng lần sau sẽ phối hợp tốt hơn.
- Em sẽ giải thích rõ ràng cho cô giáo chủ nhiệm rằng em đã cố gắng đôn đốc và phân công nhiệm vụ cho các bạn, nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong đợi
- Em sẽ cam kết cải thiện và đảm bảo rằng các hoạt động của lớp sẽ được phối hợp tốt hơn trong tương lai.
- Em sẽ đứng ra thừa nhận trách nhiệm cho việc phối hợp không tốt trong hoạt động của lớp.
Câu 2: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu em là Quân, em nên làm gì?
- Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.
- Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.
- Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.
- Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.
=> Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường