Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 cánh diều chủ đề 4: Người chủ gia đình tương lai

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Người chủ gia đình tương lai. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH TƯƠNG LAI

A.              PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Gia đình là:

  1. tập hợp những người gắn bó với nhau chỉ do hôn nhân làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
  2. tập hợp những người có quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
  3. tập hợp những người gắn bó với nhau chỉ do quan hệ huyết thống làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhângia đình
  4. tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình

Câu 2: Anh, chị, em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì với nhau?  

  1. có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.
  2. có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau.
  3. lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
  4. có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Câu 3: Nội dung cơ bản và trực tiếp để xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là gì?

  1. Phát triển kinh tế - xã hội
  2. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lao động
  3. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
  4. Giải phóng người phụ nữ

Câu 4: Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình?

  1. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 5: Vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình?

  1. Giảm thiểu những căng thẳng trong gia đình
  2. Gắn kết được các thành viên trong gia đình
  3. Xây dựng được thói quen làm việc ngăn nắp và có kế hoạch
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, bao gồm các mối quan hệ cơ bản nào?   

  1. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
  2. Quan hệ hôn nhân và quan hệ giáo dục
  3. Quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục
  4. Quan hệ huyết thống và quan hệ giáo dục

Câu 7: Có bao nhiêu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn gia đình được nêu dưới đây?

  • Bố mẹ thiên vị và thiếu công bằng
  • Cách giáo dục con cái không đúng đắn
  • Ghen tuông thái quá
  • Bất đồng quan điểm trong cách sống
  • Không chung thủy
  • Thiếu trách nhiệm
  • Thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu
  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Câu 8: Bố mẹ thể hiện trách nhiệm trong gia đình thông qua những việc làm nào sau đây?

  1. Việc chăm sóc, nuôi dạy và làm việc để tạo ra thu nhập
  2. Tự hào về bản thân
  3. Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
  4. Giữ quan điểm của bản thân, không tiếp nhận và thay đổi trước lời khuyên của người khác.

Câu 9: Đâu là trách nhiệm của ông bà đối với cháu trong gia đình?

  1. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  2. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu
  3. Tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình
  4. Đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Câu 10: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là

  1. bản chi ngân sách tài chính.
  2. sổ ghi chép nguồn thu.
  3. bản phân chia thu nhập.
  4. kế hoạch tài chính cá nhân.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
  2. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
  3. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
  4. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Chủ động rong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm.
  2. Giúp phát triển, định hướng nghề nghiệp tương lai.
  3. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư và vay nợ.
  4. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính.

Câu 3: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
  2. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
  3. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  4. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.

Câu 4: Ý nào không đúng với nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình?

  1. Kịp thời, chủ động, kiên trì
  2. Phải lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người ở khu dân cư; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng
  3. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  4. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng về trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình?

  1. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có quyền và trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình
  2. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình
  3. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình
  4. Các thành viên nam trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà.

  1. Mặc kệ bà để đi.
  2. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện.
  3. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
  4. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.

Câu 2: Giả sử bố mẹ em có việc đột xuất phải làm thêm ở cơ quan vào dịp cuối năm. Ở nhà chỉ có mỗi em và em gái nhỏ. Theo em, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?

  1. Em sẽ nhờ người thân như ông bà, cô chú chăm em gái bởi vì em không thể tự chăm sóc và trông nom em gái.
  2. Để cho bố mẹ tự sắp xếp thời gian và công việc bởi vì em không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chăm sóc em gái.
  3. Em sẽ chịu trách nhiệm với việc làm việc nhà và chăm sóc em nhỏ, như lau dọn nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa và giúp đỡ em nhỏ trong việc học tập và vui chơi.
  4. Việc chăm sóc con cái là nghĩa vụ của bố mẹ, em còn phải học và làm nhiều bài tập ở trên lớp, những công việc nhà em không cần thiết phải làm để tiết kiệm thời gian.

Câu 3: Để cân đối, điều chỉnh thu chi đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân đã đặt ra, chúng ta cần triển khai trong thực tế như thế nào?

  • Bỏ ống tiết kiệm
  • Gửi tiết kiệm
  • Mở tài khoản
  • So sánh các khoản đã thu chi, đã tiết kiệm được trong một thời gian với kế hoạch tài chính cá nhân dữ kiến.
  • Gia tăng các hoạt động lao động góp phần gia tăng khoản thu nếu khoản thu nhỏ hơn so với dự kiến.
  • Giảm thiểu các khoản chi linh hoạt, không thực sự cần thiết nếu khoản đã chi vượt quá dự kiến.
  • Cất giữ riêng khoản cần tiết kiệm được theo tuần, tháng, quý,...
  • Chỉ chi tiêu khoảng khoản sẵn sàng chi, được xác định bằng hiệu số giữa tổng khoản thu và khoản cần tiết kiệm.
  1. (1)(2)(4)(5)(7)
  2. (2)(4)(5)(7)
  3. (4)(5)(6)
  4. (1)(2)(4)

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ngoài học tập trên lớp, N còn tham gia học nhóm, sinh hoạt Câu lạc bộ Nghệ thuật vào các buổi chiều trong tuần và thứ Bảy. Công việc nhà thường chỉ có mẹ làm mỗi ngày, bố cũng hay đi làm về muộn. Mấy hôm nay mẹ ốm, nhà của bề bộn, không có người lo cơm nước, phần lớn các bữa ăn N và bố chỉ chuẩn bị qua loa. Nếu là N, em sẽ làm gì?

  1. Nếu là N, em có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo để giảm bớt gánh nặng của mẹ.
  2. Nếu em cảm thấy quá bận rộn với lịch học và sinh hoạt thì sẽ tập trung vào việc học, bởi ở lứa tuổi của em, nhiệm vụ học tập và rèn luyện trên trường lớp quan trọng hơn.
  3. Nếu là N, em sẽ điều chỉnh giảm thời gian học tập và sinh hoạt trên trường lớp xuống để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
  4. Nếu là N, em sẽ giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo để giảm bớt gánh nặng của mẹ. Nếu cảm thấy mình quá bận rộn với các hoạt động ngoài trường, em sẽ điều chỉnh lịch học tập và sinh hoạt để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Câu 2: Mấy hôm nay mẹ giận bố vì bố đã nhận lời đi du lịch cùng với các gia đình bạn của mẹ theo kế hoạch đặt ra từ trước, nhưng sau bố lại đổi ý để đi chơi với gia đình bên nội. Mẹ nói sẽ không thay đổi kế hoạch, còn tuỳ bố quyết định. Không biết mình nên đi du lịch cùng mẹ hay đi cùng bố. Mình vẫn chưa biết làm sao để giải quyết việc này. Theo em, cách giải quyết nào là phù hợp để hóa giải mẫu thuẫn trong tình huống trên?

  1. Bạn có thể đề xuất rằng bạn sẽ đi cùng mẹ lần này và hẹn bố sẽ có kế hoạch khác để cùng đi du lịch với gia đình bên nội vào lần sau.
  2. Bạn cần hỏi cả bố và mẹ về mong muốn của họ, tìm hiểu lý do tại sao bố muốn đi du lịch cùng gia đình bên nội và tại sao mẹ không đồng ý. Bạn hãy cố gắng lắng nghe và hiểu quan điểm của cả hai bên. Sau khi hiểu quan điểm của cả hai bên, đề xuất một giải pháp mà cả bố và mẹ đều có thể đồng ý.
  3. Bạn không nên tham gia vào chuyện riêng của bố mẹ. Mẹ đã quyết định không thay đổi kế hoạch, vì vậy việc thuyết phục mẹ cũng không có ý nghĩa gì. Hãy để cho bố mẹ tự quyết định.
  4. Bạn có thể thuyết phục bố hoặc mẹ thay đổi kế hoạch để cả nhà có thể đi du lịch cùng nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay