Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 cánh diều chủ đề 2: Quản lí bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Quản lí bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều

CHỦ ĐỀ 2: QUẢN LÍ BẢN THÂN

A.              PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đâu là cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp?

  1. Cần thẳng thắn chia sẻ, giải phóng sự tức giận khi nóng giận.
  2. Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ
  3. Cố gắng kìm hãm cảm xúc dù trong bất kì trường hợp nào.
  4. Không được thể hiện bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào khi giao tiếp với người khác.

Câu 2: Đâu không phải là cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp?

  1. Cần thẳng thắn chia sẻ, giải phóng sự tức giận khi nóng giận.
  2. Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, hành động đúng mực.
  3. Cố gắng tìm ra điều tích cực trong tình huống giao tiếp
  4. Dừng cuộc trò chuyện và chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân.

Câu 3: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?

  1. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

Câu 4: Biểu hiện của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường lớp đó là

  1. Chủ động kết bạn, chia sẻ, giúp đỡ các bạn
  2. Chỉ chia sẻ thông tin, bình luận tích cực trên mạng xã hội
  3. Không chia sẻ những thông tin không chính xác, không có căn cứ về bạn bè trên mạng xã hội
  4. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 5: Biểu hiện của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè trên mạng xã hội là

  1. Không tùy tiện kết bạn với người lạ
  2. Hiểu và tin tưởng bạn bè
  3. Biết từ chối với những đề nghị làm việc xấu từ bạn bè
  4. Biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình đúng mực

Câu 6: Những khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường qua mạng xã hội là

  1. Không đi học đầy đủ
  2. Sự khác biệt về quan điểm và giá trị
  3. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
  4. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 7: Đâu là biện pháp phù hợp để kiểm soát và làm chủ mối quan hệ với bạn bè trong trường hợp bạn bè gây áp lực để bạn phải làm điều gì đó?

  1. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
  2. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  3. Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hoặc áp lực để bạn phải làm điều gì đó, hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.
  4. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

Câu 8: Đâu là biện pháp phù hợp để kiểm soát và làm chủ mối quan hệ với bạn bè trong trường hợp có sự khác biệt về quan điểm?

  1. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
  2. Tìm kiếm những người bạn có giá trị và quan điểm tương đồng với bạn..
  3. Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hoặc áp lực để bạn phải làm điều gì đó, hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.
  4. Nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể giải quyết xung đột và tránh những hành vi không tốt của bạn bè.

Câu 9: Đâu là biện pháp phù hợp để kiểm soát và làm chủ mối quan hệ với bạn bè trong việc xung đột khi giao tiếp với bạn bè?

  1. Tìm kiếm những người bạn có giá trị và quan điểm tương đồng với bạn.
  2. Để có thể kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè, bạn cần hiểu rõ về bản thân, giá trị và quan điểm của mình.
  3. Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hoặc áp lực để bạn phải làm điều gì đó, hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.
  4. Nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể giải quyết xung đột và tránh những hành vi không tốt của bạn bè.

Câu 10: Việc làm nào sau đây góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn?

  1. Bao dung, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, không làm tổn thương đến mối quan hệ với các bạn
  2. Tự hào về bản thân
  3. Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
  4. Cùng thầy cô tham gia một số hoạt động

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là phù hợp để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong trường hợp bạn thân của em tức giận vì hiểu lầm?

  1. Thể hiện sự thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đã gây ra hiểu lầm.
  2. Cố gắng giữ liên lạc và duy trì mối quan hệ bằng cách thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc gặp gỡ nhau trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, Giáng sinh, hay các dịp lễ khác
  3. Cố gắng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của bạn thân trong quá trình chuyển đến môi trường mới và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
  4. Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.

Câu 2: Khi mình có mâu thuẫn với nhóm bạn do khác biệt về quan điểm, cách giải quyết nào sau đây là phù hợp?

  1. Tin tưởng vào sự hiểu biết và trực giác của bạn.
  2. Tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách trao đổi và thảo luận để hiểu lẫn nhau hơn về quan điểm và suy nghĩ của mỗi người
  3. Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
  4. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là phù hợp để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong trường hợp bạn thân thay đổi nơi ở nên phải chuyển trường?

  1. Thể hiện sự thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đã gây ra hiểu lầm.
  2. Trò chuyện trực tiếp với bạn thân để giải thích và thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối phương.
  3. Cố gắng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của bạn thân trong quá trình chuyển đến môi trường mới và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
  4. Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện..

Câu 4: Khi gặp người bạn mới khi cùng tham gia câu lạc bộ yêu thích, đâu là cách để phát triển mối quan hệ bạn bè phù hợp?

  1. Trò chuyện trực tiếp với bạn thân để giải thích và thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối phương
  2. Tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
  3. Lắng nghe và chấp nhận ý kiến của các bạn, cùng với việc đưa ra quan điểm của mình một cách lịch sự và trung thực.
  4. Tránh tranh cãi hoặc bất đồng quá mức, thay vào đó, hãy cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa nhã và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

Câu 5: Đâu là thông điệp khuyến khích mọi người phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè?

  1. Hãy lắng nghe và chia sẻ!
  2. Hãy làm theo cách của bạn!
  3. Hãy làm việc cùng chúng tôi!
  4. Hãy nói theo cách của bạn!

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Ánh và Thủy là bạn thân. Gần đây, Thủy hay đi học cùng Hà và có vẻ thân thiết. Một hôm, Ánh vô tình nghe thấy Hà đang nói với một nhóm bạn rằng Thủy không muốn chơi với mình nữa. Nếu em là Ánh, em sẽ nói gì với Hà?

  1. Tớ và Thủy là bạn thân từ rất lâu rồi và tớ không tin rằng cậu ấy sẽ nói như vậy về tớ. Nếu có vấn đề gì, tớ muốn hỏi thẳng Thủy và giải quyết. Tớ hy vọng cậu có thể tôn trọng quan hệ giữa tớ và Thủy và không nói chuyện phiền phức về bọn tớ nữa
  2. Xin lỗi Hà! Sau khi nghe những lời cậu nói với các bạn, mình rất tức giận và mình không thể chấp nhận một người bạn như thế. Chúng ta từ giờ sẽ không còn là bạn bè nữa.
  3. Trước khi Thủy chơi với Hà, Thủy là bạn thân của tớ. Nếu Thủy không muốn chơi với tớ nữa thì bạn ấy có thể nói trực tiếp với tớ. Cậu nói với các bạn như vậy là không đúng, từ giờ tớ sẽ không chơi với cậu nữa và tớ sẽ nói với các bạn trong lớp không chơi với cậu nữa.
  4. Em sẽ không nói gì với Hà, cố lảng tránh và kìm nén cảm xúc, coi như không có chuyện gì xảy ra để tránh bị mất lòng, giữ tình bạn với Thủy và Hà.

Câu 2: Minh nhận được lời mời kết bạn từ một tài khoản lạ. Minh vào tài khoản của bạn đó để xem nhưng chỉ thấy hình đại diện chụp từ phía sau, còn lại không tìm thấy thông tin gì. Minh rất băn khoăn không biết có nên đồng ý kết bạn và trả lời tin nhắn không. Em có đề xuất gì đối với Minh trong trường hợp này?

  1. Minh có thể đối chiếu tên và hình đại diện với danh sách bạn bè hiện tại của mình để xem có quen biết không. Nếu không quen biết, Minh nên hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân và tương tác với tài khoản đó
  2. Minh cần đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách không chia sẻ thông tin nhạy cảm hoặc đồng ý gặp gỡ người đó ngoài không gian an toàn.
  3. Minh nên tìm hiểu thêm về tài khoản đó, có thể gửi tin nhắn hỏi thăm hoặc kiểm tra trang cá nhân của tài khoản đó để có thêm thông tin.
  4. Nếu không quen biết, Minh nên hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân và tương tác với tài khoản đó. Nếu Minh vẫn muốn tìm hiểu thêm về tài khoản đó, có thể gửi tin nhắn hỏi thăm hoặc kiểm tra trang cá nhân của tài khoản đó để có thêm thông tin.

Câu 3: Phương nhận nhiệm vụ thuyết trình kết quả làm việc nhóm. Khi cô giáo thông báo điểm, kết quả của nhóm không được tốt như mọi người kì vọng. Một số bạn tỏ ra bức xúc và đổ lỗi do Phương thuyết trình không tốt nên ảnh hưởng đến kết quả chung. Theo em, Phương nên làm gì?

  1. Tập trung vào việc lắng nghe và hiểu những đề xuất của các thành viên trong nhóm để cải thiện kết quả trong các dự án sau này
  2. Tích cực hỗ trọ thầy cô, thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia hoạt động tập thể
  3. Luôn tích cực thực hiện đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu học tập của thầy cô, gặp thầy cô để hỏi bài, xin thầy cô nguồn tài liệu để nghiên cứu
  4. Đưa ra lời khuyên cho bạn bè

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ngọc và Tuấn cùng trong một nhóm bạn thân. Tuấn là cán bộ lớp nên giờ sinh hoạt được cô giáo giao nhiệm vụ tổng kết các hoạt động thi đua trong tuần. Tuấn có nhắc nhở một số bạn tuần vừa rồi chưa thực hiện nghiêm túc quy định mặc đồng phục của trường, trong đó có Ngọc. Ngọc rất bức xúc vì cho rằng bạn bè không biết bảo vệ, bênh vực nhau nên nhất quyết đòi các bạn cho Tuấn ra khỏi nhóm. Em có nhận xét gì về cách quản lí cảm xúc của Ngọc?

  1. Thay vì thảo luận và giải quyết vấn đề một cách hòa bình và công bằng, Ngọc đã tỏ ra quá khích và đòi các bạn đồng minh cùng mình. Điều này cho thấy Ngọc không có khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình và không thể hiện được khả năng đưa ra quyết định và hành động một cách hợp lý trong mối quan hệ với bạn bè.
  2. Ngọc đã thể hiện được khả năng làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè còn Tuấn chưa thể hiện được khả năng làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè.
  3. Điều này cho thấy Ngọc có khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình và thể hiện được khả năng đưa ra quyết định và hành động một cách hợp lý trong mối quan hệ với bạn bè.
  4. Ngọc bị bức xúc khi Tuấn nhắc nhở về việc mặc đồng phục và đòi các bạn cho Tuấn ra khỏi nhóm.

Câu 2: Bảo đăng lên mạng xã hội một tấm hình chụp từ đằng sau cùng lời lẽ chê bai ngoại hình và kết quả học tập của Dương. Dương rất sốc, tức giận, buồn và oà khóc. Sau đó. Dương bình tĩnh lại và quyết định không đôi co trên mạng xã hội khiến mọi việc căng thẳng hơn. Dương nhắn riêng cho Bảo để trao đổi thắng thắn và đề nghị cùng nhau giải quyết vấn đề. Em có nhận xét gì về cách quản lí cảm xúc của Dương?

  1. Trong tình huống này, nhân vật chưa thể hiện khả năng làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè là Dương.
  2. Hành động của Bảo không chỉ xúc phạm đến danh dự và tự hình ảnh của Dương, mà còn khiến Dương cảm thấy tổn thương, sốc và buồn bã.
  3. Dương đã liên hệ trực tiếp với Bảo để trao đổi và đề nghị giải quyết vấn đề cùng nhau. Từ đó có thể thấy rằng Dương có khả năng giữ và kiểm soát được mối quan hệ với bạn bè một cách hợp lý và hòa nhã, trong khi Bảo chưa thể hiện được khả năng này.
  4. Bảo đã đăng tải một bức ảnh chụp từ phía sau của Dương lên mạng xã hội kèm theo những lời chê bai ngoại hình và kết quả học tập của Dương.

 

B. ĐÁP ÁN

  1. Nhận biết

1. B

2. A

3. D

4. A

5. A

6. B

7. C

8. B

9. D

10. A

 

  1. Thông hiểu

1. A

2. B

3. C

4. B

5. A

  1. Vận dụng

1. A

2. D

3. A

  1. Vận dụng cao

1. A

2. C

=> Giáo án HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 2: Quản lí bản thân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay