Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 6)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài tập Chủ đề 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 6

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Hãy hoàn thành đoạn sau: …(1)…và… (2) … đều là hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang carbon chiếm từ …(3)…, còn trong thép hàm lượng carbon …(4)…. Các số 1; 2; 3; 4 lần lượt là:

  1. gang; thép; 2-5%; dưới 2%.
  2. gang; thép; 2-5%; trên 2%.
  3. gang; thép; 3-6%; dưới 2%.
  4. gang; thép; dưới 2%; trên 2%.

Câu 2: Dãy kim loại nào sau đây có mức độ hoạt động hoá học giảm dần:

  1. Na, Al, Fe, Mg, Zn
  2. Mg, Na, Fe, Zn, Al
  3. Na, Mg, Al, Zn, Fe
  4. Al, Zn, Mg, Fe, Na.

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của của kim loại?

  1. Có tính dẻo.
  2. Có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  3. Dẫn điện, dẫn nhiệt.
  4. Có ánh kim.

Câu 4: Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại…. (1)..... từ trái sang phải. Kim loại đứng trước .....(2)..... phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành .....(3)..... và giải phóng hydrogen. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch acid (HCl; H2SO4 loãng...) giải phóng..... (4)...... Kim loại đứng trước (trừ Na; K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi .....(5)......

Các số 1; 2; 3; 4; 5 lần lượt là:

  1. giảm dần, magnesium, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.
  2. magnesium, giảm dần, kiềm, khí hydrogen, dung dịch muối.
  3. kiềm, magnesium, giảm dần, khí hydrogen, dung dịch muối.
  4. giảm dần, magnesium, khí hydrogen, dung dịch muối, kiềm.

Câu 5: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh (Sulfur)?

  1. chất rắn màu vàng.
  2. không tan trong nước.
  3. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
  4. tan nhiều trong benzene.

Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải của Sulfur?

  1. Làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid.
  2. Làm chất lưu hóa cao su.
  3. Khử chua đất.
  4. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 7: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  1. Al.
  2. Mg.
  3. Na.
  4. Cu.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là:

  1. Fe; Zn.
  2. Cu; Fe.
  3. Ag; Al.
  4. Cu; Al.

Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với Pb(NO3)2 thu được kim loại Pb là:

  1. Mg; Al; Zn; Fe.
  2. K; Mg; Al; Zn.
  3. K; Al; Zn; Cu.
  4. Mg; Al; Cu; Ag.

Câu 3: Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nhôm (aluminum) đứng ở vị trí nào?

  1. sau zinc, trước magnesium.
  2. sau magnesium; trước zinc.
  3. sau sắt; trước zinc.
  4. sau zinc; trước iron.

Câu 4: Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch copper(II) sulfate. Hiện tượng nào sau đây đã xảy ra?

  1. Có kết tủa tạo thành.
  2. Có kim loại màu đỏ được sinh ra, lá sắt không thay đổi.
  3. Sắt bị hoà tan một phần, kim loại đồng màu đỏ được sinh ra.
  4. Sắt bị hoà tan, không có chất nào được sinh ra.

Câu 5: Kim loại X có các tính chất: Nặng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; Phản ứng mạnh với dung dịch hydrochloric acid; Có thể thế chỗ của Pb trong dung dịch muối. X là

  1. iron.
  2. lead.
  3. copper.
  4. silver.

Câu 6:  Có các dung dịch HCl, NaOH, CuSO4, Al2(SO4)3 và khí Cl2. Sắt tác dụng được với

  1. HCl; Cl2; Al2(SO4)3.
  2. Cl2; CuSO4; Al2(SO4)3.
  3. HCl; NaOH; CuSO4.
  4. Cl2; HCl; CuSO4.

Câu 7: Oxygen tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?

=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 6)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay