Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 30: Polymer
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: Polymer. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 30. POLYMER
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Phát biểu đúng nhất là
- polymer là chất dễ bay hơi.
- polymer là những chất dễ tan trong nước.
- polymer chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
- polymer là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
Câu 2: Polymer nào sau dây không phải là polymer thiên nhiên?
- PVC.
- Cellulose.
- Protein.
- Tinh bột.
Câu 3: Các phân tử protein đều phải chứa nguyên tố
- Carbon, hydrogen.
- Carbon, oxygen.
- Carbon, hydrogen, oxygen.
- Carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen.
Câu 4: Dựa vào nguồn gốc, polymer được phân thành mấy loại chính?
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 5: Polymer là:
- polymer là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành.
- polymer là sản phẩm duy nhất của phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
- polymer là đơn chất được tạo thành từ phân tử có có phân tử khối nhỏ hơn.
- polymer là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn.
Câu 6: Chất nào sau đây là polymer tổng hợp?
- Cellulose.
- Tơ tằm.
- Cao su thiên nhiên.
- Polyethylene.
Câu 7: Polyethylene có monomer là
- -CH2-CH2-.
- -CH2-.
- CH2=CH2.
- (-CH2-CH2-)n.
Câu 8: Cấu tạo mạch tronh hình dưới đây có thể là của polymer nào?
- Cao su lưu hóa.
- Amylopectin của tính bột.
Câu 9: Đâu không phải ứng dụng của polymer?
- Màng bọc thực phẩm.
- Thép xây dựng.
- Ống hút nhựa.
- Túi đựng .
Câu 10: Vật liệu composite là
- Vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Vật liệu được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có thể phân hủy được.
- Vật liệu được tổng hợp từ các hợp chất vô cơ không thể phân hủy được.
- Vật liệu chỉ được tổng hợp bơt 1 chất hóa học duy nhất.
Câu 11: Vật liệu cốt trong composite có vai trò
- Tăng cường tính cơ học của vật liệu.
- Tăng cường tính dẻo của vật liệu.
- Tăng cường tính chống thấm của vật liệu.
- Tăng cường tính bền nhiệt của vật liệu.
Câu 12: Chất dẻo là
- Vật liệu tạo nên từ cao su lưu hóa.
- Vật liệu được tạo ra từ polymer có tính dẻo gọi là chất dẻo.
- Vật liệu làm từ cellulose có tính dẻo dai gọi là chất dẻo.
- Vật liệu được tạo ra polymer có chứa lưu huỳnh gọi là chất dẻo.
Câu 13: Đâu không phải tính chất của cao su?
- Không thấm nước, không thấm khí.
- Không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Có tính đàn hồi cao.
- Không bền, dễ bị hao mòn, thủng rách.
Câu 14: Mắt xích của PE là gì?
- Methane.
- Amino acid.
- Ethylene.
- Ethanol.
Câu 15: Làm cách nào để làm giảm sự đàn hồi của cao su, khiến chúng trở nên giòn và cứng hơn?
- Giảm nhệt độ xuống thật thấp.
- Tăng nhiệt độ lên thật cao.
- Tăng áp suất lên bề mặt cao su.
- Ngâm cao su trong nước.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Cho các chất: sợi bông (1), cao su buna (2), protein (3), tinh bột (4). Các chất thuộc loại polymer thiên nhiên là
- (1), (2), (3) .
- (1), (3), (4).
C.(2), (3), (4).
D.(1), (2), (3), (4).
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?
- Phân tử polymer được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.
- Tơ là những polymer thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
- Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
- Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí.
Câu 3: Một polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau:
…. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 – …
Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là
- –CH2–CH2–CH2 –.
- –CH2-CH2- CH2 –CH2 –.
- –CH2–.
- –CH2–CH2–.
Câu 4: Trùng hợp m tấn ethylene thu được 1,5 tấn poliethylene với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là
...
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 30: Polymer