Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 30: Polymer
Giáo án bài 30: Polymer sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 30: Polymer
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 30. POLYMER
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích,…; cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).
Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).
Viết được các phương trình hóa học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.
Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.
Trình bày được ứng dụng của polyethylene; vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân hủy sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích,…; cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).
Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).
Viết được các phương trình hóa học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.
Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.
Trình bày được ứng dụng của polyethylene; vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân hủy sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh, mẫu vật được chế tạo từ polymer: PE, PVC, sợi bông, len lông cừu, sợi tơ tằm, tơ nylon, polyester, cao su, vật liệu composite.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng của một số polymer trong đời sống.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh ứng dụng của một số polymer.
- GV yêu cầu HS dựa vào hình và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của các chất có trong hình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Polyethylene được dùng để sản xuất chai nhựa.
+ Tinh bột dùng làm thực phẩm.
+ Cellulose dùng để sản xuất đồ gỗ.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Polyethylene, tinh bột, cellulose là một trong những polymer thông dụng. Vậy polymer là gì? Polymer có đặc điểm cấu tạo và tính chất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để biết câu trả lời nhé - Bài 30 – Polymer.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Trình bày khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer
a. Mục tiêu: HS hình thành được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 128 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng hình ảnh cấu tạo của polyethylene để cung cấp thêm thông tin về khái niệm polymer, monomer, mắt xích. - GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp đọc thông tin trong SGK để hoàn thành câu hỏi Thảo luận 1: Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là gì? Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng bao nhiêu amu? - GV nêu câu hỏi mở rộng: Hãy cho biết polypropylene được tạo ra từ monomer nào và có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tế về một số polymer đã học (tinh bột, cellulose,…) để khái quát tính chất vật lí chung của polymer. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi Thảo luận 1: + Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là polymer. + Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng 28 amu. * Trả lời câu hỏi của GV: + Polypropylene được tạo ra từ monomer là các phân tử propylene (C3H6). + Khối lượng phân tử bằng 42n (amu), trong đó n là số mắt xích. + Tính chất vật lí (DKSP). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer * Khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer - Khái niệm: Polymer là những hợp chất hữu cơ, khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau. - Các phân tử ban đầu tạo nên polymer gọi là monomer. - Ví dụ:
- Tính chất vật lí: đa số ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước, một số polymer có thể tan trong xăng.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo hóa học của polymer
a. Mục tiêu: HS hình thành được cấu tạo hóa học của polymer.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 129 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được cấu tạo hóa học của polymer.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 30.2. - GV yêu cầu HS dựa vào hình và thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết các loại mạch của phân tử polymer. Cho ví dụ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về cấu tạo hóa học của polymer. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer * Cấu tạo hóa học của polymer - Các monomer của polymer có thể liên kết với nhau thành các loại mạch như:
|
Hoạt động 3. Phân loại polymer theo nguồn gốc
a. Mục tiêu: HS phân loại được polymer dựa vào nguồn gốc.
b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 129 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách phân loại polymer theo nguồn gốc.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi Thảo luận 2: Tính bột và cellulose thuộc loại polymer gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình 30.3. - GV tổ chức cho HS từ hình ảnh, liên hệ thực tiễn, trả lời câu hỏi Thảo luận 3: Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,… thường được làm từ loại vật liệu polymer. Theo em, chúng thuộc loại polymer gì? - GV yêu cầu HS từ kiến thức thực tiễn, hoàn thành câu hỏi Luyện tập: Hãy liệt kê một số sản phẩm được tạo ra từ polymer thiên nhiên và từ polymer tổng hợp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi Thảo luận: 2. Tinh bột và cellulose đều thuộc loại polymer thiên nhiên. 3. Các vật dụng trong gia đình làm bằng cao su, chất dẻo như áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,… thường được làm từ loại vật liệu polymer tổng hợp. * Trả lời câu hỏi Luyện tập: + Một số sản phẩm được tạo ra từ polymer thiên nhiên như len, tơ tằm, cellulose,… + Một số sản phẩm được tạo ra từ polymer tổng hợp như polyethylene, polypropylene,… - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về cách phân loại polymer. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer * Cấu tạo hóa học của polymer - Dựa vào nguồn gốc, polymer được chia thành 2 loại chính:
|
Hoạt động 4. Điều chế polyethylene và polypropylene
a. Mục tiêu: HS nêu được phương pháp điều chế polyethylene và polypropylene.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 129 và hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp điều chế polyethylene và polypropylene.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhớ lại công thức cấu tạo của polyethylene và polypropylene được giới thiệu ở các hoạt động trước để trả lời câu hỏi Thảo luận 4: Công thức cấu tạo của các monomer tạo thành PE và PP có chung đặc điểm gì? - GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp các polymer PE, PP từ các monomer tương ứng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời: * Trả lời câu hỏi Thảo luận 4: Monomer tạo thành PE và PP có đặc điểm chung là chứa liên kết C=C trong phân tử. * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về phương pháp điều chế PE và PP. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer * Điều chế polyethylene và polypropylene - Phương trình tổng quát: Trong đó: R: H → polyethylene (PE). R: CH3 → polypropylene (PP).
|
Hoạt động 5. Tìm hiểu khái niệm, cách sử dụng và bảo quản chất dẻo
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm chất dẻo; biết được mục đích sử dụng, cách bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK trang 130 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm chất dẻo; mục đích sử dụng, cách bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các mẫu vật được chế tạo từ chất dẻo (hình 30.4). - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tên gọi chung cho các vật dụng làm bằng chất dẻo ở Hình 30.4 là gì? - GV giới thiệu về cách chế tạo các vật dụng đó: Chất dẻo được chế tạo từ các polymer có tính dẻo. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa được cung cấp, cho biết: Thành phần chính của chất dẻo là gì? - GV cung cấp thêm cho HS một số thành phần khác có trong chất dẻo (chất độn, chất tạo dẻo, chất phụ gia,…). - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi Thảo luận 5: Em hãy cho biết vì sao vật liệu làm bằng chất dẻo được dùng nhiều trong đời sống và sản xuất. - GV tổ chức cho HS liên hệ giữa kiến thức trong SGK với thực tế, trả lời câu hỏi Thảo luận 6: So với các vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh thì chất dẻo có những ưu điểm và nhược điểm gì? - GV nêu câu hỏi liên hệ thực tế: Em có lưu ý gì khi sử dụng chất dẻo? - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV cho HS liên hệ thực tế thông qua hoàn thành câu hỏi Vận dụng: Trên vật dụng làm bằng chất dẻo thường có các kí hiệu như hình trên. Tìm hiểu tài liệu học tập, em hãy giải thích các kí hiệu này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. * Trả lời câu hỏi của GV: + Tên gọi chung cho các vật dụng làm bằng chất dẻo ở Hình 30.4 là "đồ nhựa" hay "đồ nhựa gia dụng". + Thành phần chính của chất dẻo (DKSP). * Trả lời câu hỏi Thảo luận: 5. Vật liệu làm từ chất dẻo được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất vì có nhiều ưu điểm sau: + Nhẹ, dễ chế tạo: Chất dẻo thường rất nhẹ cũng như dễ chế tạo thành nhiều hình dạng khác nhau, giúp cho sản phẩm làm từ chất dẻo cũng rất nhẹ và đa dạng nên chất dẻo được dùng trong các ngành sản xuất ô tô, đồ gia dụng,…. + Chống ăn mòn và chống thấm nước: Một số loại chất dẻo có khả năng chống ăn mòn, chống thấm nước nên thích hợp cho việc sử dụng trong điều kiện ngoài trời và môi trường ẩm ướt. + Chi phí sản xuất thấp: Nhiều loại chất dẻo có giá thành thấp so với các vật liệu khác, giúp tối ưu chi phí sản xuất và làm cho chúng trở thành lựa chọn phổ biến trong sản xuất hàng loạt các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp. 6. + Ưu điểm của chất dẻo:
+ Nhược điểm của chất dẻo:
* Trả lời câu hỏi của GV: Lưu ý khi sử dụng chất dẻo (DKSP). * Trả lời câu hỏi Vận dụng: + PET (Polyethylene terephthalate): một loại nhựa tổng hợp, thường được sử dụng để làm chai nước uống, bình đựng dầu, đựng nước rửa tay, các loại túi đựng thực phẩm, túi đựng rác,… PET có tính chất nhẹ, trong suốt, chịu được nhiệt độ cao và khá bền. + HDPE (High-Density Polyethylene): nhựa tổng hợp có mật độ cao, thường được sử dụng trong sản xuất chai nước uống, chai dầu nhớt, bình chứa hóa chất, ống cấp nước, hộp đựng thực phẩm, túi nylon,… HDPE có tính chất cứng, chịu được nhiệt độ và hóa chất, có khả năng chống rò rỉ và chống hỏng hóc. + PVC (Poly(vinyl chloride)): nhựa tổng hợp, thường được sử dụng để sản xuất ống cấp nước, ống dẫn điện, cửa và cửa sổ nhựa, ống xả, sổ bìa cứng,… PVC có tính chất cứng, trong suốt hoặc mờ, chịu được hóa chất nhưng không chịu được nhiệt độ cao và có thể chứa các chất phụ gia độc hại. ……………… | 2. Chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite * Khái niệm, cách sử dụng và bảo quản chất dẻo - Khái niệm: loại vật liệu được chế tạo từ các polymer có tính dẻo. - Thành phần: polymer, chất độn, chất tạo dẻo, chất phụ gia,.... - Ưu điểm: bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước,…. Lưu ý: - Tránh dùng dụng cụ làm từ loại chất dẻo không đảm bảo an toàn để đựng nước uống, thực phẩm,…. - Chất dẻo dễ bắt lửa, độ chịu lực có hạn,… do đó khi dùng tránh để chất dẻo tiếp xúc trực tiếp với lửa, hạn chế va chạm mạnh gây biến dạng,….
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2