Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 33. KHAI THÁC NHIÊN LIỆU HOÁ THẠCH
(33 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Nhiên liệu hoá thạch là
A. dầu mỏ, than đá, khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.
B. đất sét, cao lanh, xi măng, khí thiên nhiên.
C. gốm, sứ, thuỷ tinh, gạch, ngói.
D. Than đá, than hoa, than bùn, than tổ ong.
Câu 2: Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên
A. vô hạn.
B. hữu hạn.
C. có thể phục hồi nhanh.
D. con người ít tiêu thụ.
Câu 3: Nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ
A. quá trình núi lửa phun trào, dung nham nguội lại.
B. quá trình xô lệch các mảng kiến tạo khiến áp suất đè nén lên các lớp đất đá.
C. Quá trình phân huỷ các hợp chất vô cơ trong môi trường acid hoặc base
D. quá trình phân huỷ xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm.
Câu 4: Đâu không phải lợi ích của nhiên liệu hoá thạch?
A. Bảo vệ hệ sinh thái.
B. Cung cấp năng lượng.
C. Cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
D. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Dầu mỏ.
B. Khí thiên nhiên.
C. Ethanol.
D. Than đá.
Câu 6: Mất bao lâu để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hoá thạch?
A. Mười năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Một nghìn năm.
D. Hàng trăm năm.
Câu 7: Bằng cách nào ta có thể khai thác nhiên liệu hoá thạch?
A. Thu thập trên bề mặt đại dương
B. Thông quá trình đốt cháy dưới hầm.
C. Qua giếng sâu và hầm mỏ.
D. Sử dụng nước đẩy dầu mỏ lên cao.
Câu 8: Trữ lượng nhiên liệu hoá thạch trên thế giới có xu hướng
A. nhanh chóng cạn kiệt.
B. dần phục hồi.
C. giảm nhẹ.
D. tăng nhẹ.
Câu 9: Năng lượng hoá thạch ảnh hưởng đến an ninh năng lượng như thế nào?
A. năng lượng hoá thạch chiếm phần nhỏ trong nguồn sử dụng năng lượng của con người.
B. năng lượng hoá thạch hoàn toàn có thể bị thay thế bởi năng lượng mặt trời, gió,..
C. bị phụ thuộc quá nhiều và năng lượng hoá thạch tăng rủi ro về an ninh năng lượng, các nguồn cung cấp có thể bị gián đoạn bởi nhiều lí do.
D. năng lượng hoá thạch không ảnh hưởng nhiều đến an ninh năng lượng.
Câu 10: Ta có thể hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng cách
A. Đốn cây trên rừng làm nhiên liệu đốt.
B. Giảm sử dụng các nhiên liệu tái tạo.
C. Giảm sử dụng năng lượng mặt trời, gió,...
D. Sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp thay cho ô tô, xe máy cá nhân chạy bằng xăng, dầu.
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Vì sao nguồn nhiên liệu hoá thạch có đóng góp rất lớn trong công cuộc cách mạng công nghiệp toàn thế giới?
A. Vì khi đốt chúng tạo ra các khí nhà kính.
B. Vì đây chính là nguồn cung cấp nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
C. Vì chúng cung cấp nhiệt lượng.
D. Vì không thể dùng nguồn nhiên liệu khác để thay thế nhiên liệu hoá thạch.
Câu 2: Vì sao cần phải đưa ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?
A. Giảm ô nhiễm môi trường nước.
B. Giảm ô nhiễm môi trường không khí.
C. Để bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu.
D. Giảm ô nhiễm môi trường đất.
Câu 3: Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là
A. Có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển.
B. Có thể khai thác với khối lượng lớn, không gây hiệu ứng nhà kính.
C. Dễ vận chuyển, không gây ô nhiễm môi trường
D. Không gây ô nhiễm môi trường, dễ khai thác
Câu 4: Nhược điểm của năng lượng hóa thạch là:
A. Khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
B. Thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
C. Có tính ổn định thấp.
D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp.
Câu 5: Vì sao đốt nhiên liệu hoá thạch lại có hại cho môi trường?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 33: Khai thác nhiên liệu hóa thạch