Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 01:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của những vật khi phát ra âm thanh được gọi là gì?

A. Nguồn âm

B. Dao động

C. Sóng âm

D. Chuyển động

Câu 2: Khi hai âm thanh có cùng tần số (cùng độ cao) nhưng khác biên độ, người nghe có thể phân biệt chúng dựa vào:

A. Âm sắc

B. Độ to

C. Thời gian kéo dài của âm

D. Tốc độ lan truyền của âm

Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sự phản xạ âm?

A. Âm phản xạ xảy ra khi sóng âm gặp vật cản.

B. Vật mềm, xốp sẽ phản xạ âm tốt hơn vật cứng.

C. Âm phản xạ không có sự thay đổi so với âm ban đầu.

D. Sóng âm không thể phản xạ khi gặp vật cản.

Câu 4: Khi một âm thanh được phát ra trong một căn phòng trống, chúng ta thường nghe thấy tiếng vang. Hiện tượng này được giải thích bởi:

A. Sự khúc xạ của sóng âm

B. Sự giao thoa của sóng âm

C. Sự phản xạ của sóng âm

D. Sự nhiễu xạ của sóng âm

Câu 5: Tiếng vang hình thành khi nào?

A. Khi âm phản xạ đến tai cùng lúc với âm trực tiếp.

B. Khi âm phản xạ đến tai muộn hơn âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.

C. Khi âm phản xạ đến tai trước âm trực tiếp.

D. Khi không có vật cản trên đường truyền âm.

Câu 6: Âm có biên độ nhỏ và tần số thấp sẽ có đặc điểm gì?

A. Âm to và bổng

B. Âm nhỏ và trầm

C. Âm to và trầm

D. Âm nhỏ và bổng

Câu 7: Sóng âm có tần số dưới 20 Hz được gọi là gì?

A. Siêu âm

B. Âm nghe được

C. Hạ âm

D. Sóng vô tuyến

Câu 8: Trong một cơn mưa giông, ta quan sát thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 5 s. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, coi ta nhìn thấy tia sét ngay sau khi tia sét xuất hiện thì tia sét xuất hiện cách ta

A. 1700 m.

B. 850 m.

C. 68 m.

D. 136 m.

Câu 9: Biện pháp nào dưới đây giúp giảm sự truyền âm?

A. Tăng âm lượng của tiếng ồn.

B. Dùng vật liệu cứng, bề mặt nhẵn.

C. Ngăn chặn sự truyền âm qua vật liệu hấp thụ âm.

D. Phản xạ âm bằng các vật cản.

Câu 10: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Biên độ dao động của vật phát ra âm

B. Tần số dao động của vật phát ra âm

C. Vật liệu của vật phát ra âm

D. Khoảng cách từ vật đến người nghe

Câu 11: Chọn câu đúng khi nói về sự truyền sóng âm trong không khí.

A. Sóng âm có thể truyền qua không khí nếu không có vật cản.

B. Sóng âm trong không khí chỉ có thể truyền qua môi trường khô.

C. Sóng âm trong không khí lan truyền qua sự dao động của các lớp không khí.

D. Sóng âm không thể truyền qua không khí.

Câu 12: Cho các môi trường ở cùng nhiệt độ, sắp xếp tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

A. Khí cacbonic, nước biển, đất.

B. Nước biển, khí cacbonic, đất.

C. Đất, nước biển, khí cacbonic.

D. Đất, khí cacbonic, nước biển.

Câu 13: Một âm thoa dao động với tần số 25 Hz. Trong 1 phút âm thoa thực hiện được

A. 25 dao động.

B. 1500 dao động.

C. 750 dao động.

D. 50 dao động.

Câu 14: Âm thanh truyền đi nhanh nhất trong môi trường nào?

A. Chân không

B. Không khí

C. Nước

D. Thép

Câu 15: Hải đang chơi đàn ghita. Làm thế nào để Hải thay đổi độ to của nốt nhạc?

A. Gảy dây đàn mạnh hơn hoặc nhẹ hơn.

B. Gảy dây đàn dao động liên tiếp.

C. Gảy dây đàn dao động nhanh hơn.

D. Gảy dây đàn dao động chậm hơn.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Tốc độ cao làm tăng lực tác động khi xảy ra va chạm.

b) Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tốc độ và an toàn giao thông.

c) Tốc độ không liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu của xe.

d) Chất lượng đường không ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xe ở tốc độ cao.

Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về ứng dụng của sóng âm trong cuộc sống?

a) Cá có thể nghe thấy âm thanh dưới nước.

b) Con người có thể nghe được tất cả các âm thanh truyền qua nước.

c) Sóng âm được sử dụng để khám phá đại dương.

d) Sóng siêu âm không thể dùng để kiểm tra các khuyết tật bên trong vật liệu.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay