Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Từ phổ là gì?
A. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm
B. Sự phân bố của các từ cực trong không gian
C. Các đường mũi tên chỉ hướng của từ trường
D. Hình ảnh sóng điện từ xung quanh nam châm
Câu 2: Từ trường là gì?
A. Là từ tính trong một không gian xung quanh vật có từ tính
B. Là lực tác dụng của vật liệu từ lên vật liệu không từ tính
C. Là một loại ánh sáng phát ra từ nam châm
D. Là sóng điện từ phát ra từ các vật liệu điện
Câu 3: Khi đưa hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên sẽ:
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Không tương tác
D. Tạo ra một từ trường mới
Câu 4: Khi nam châm tự do, các cực của nó sẽ như thế nào?
A. Cực Bắc chỉ hướng Nam, cực Nam chỉ hướng Bắc
B. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Tây
C. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam
D. Cực Bắc chỉ hướng Đông, cực Nam cũng chỉ hướng Đông
Câu 5: Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu nào?
A. Sắt, thép, cobalt, nickel
B. Đồng, nhôm, thủy tinh
C. Gỗ, đá, giấy
D. Nước, không khí, cát
Câu 6: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh nam châm.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả 2 đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Câu 7: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau
Câu 8: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?
A. 1 cực.
B. 2 cực.
C. 3 cực.
D. 4 cực.
Câu 9: Chọn các phát biểu sai.
Nam châm hình trụ chỉ có một cực.
Các cực cùng tên thì đẩy nhau.
Thanh nam châm khi để tự do luôn nào chỉ hướng Bắc-Nam.
Cao su là vật liệu có từ tính.
Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.
A. a), b), c)
B. b), d), e)
C. a), d), e)
D. b), c), e)
Câu 10: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm
Câu 11: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất
C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường
D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.
B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.
C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.
D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).
Câu 13: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.
A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.
Câu 14: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
A. Ở vùng xích đạo.
B. Chỉ ở vùng Bắc cực.
C. Chỉ ở vùng Nam cực.
D. Ở vùng Bắc cực và Nam cực.
Câu 15: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là:
A. Ở 2
B. Ở 1
C. Nam châm thử định hướng sai
D. Không xác định được
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện, chiều của từ trường cũng đổi.
b) Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện, từ trường của nam châm điện sẽ giảm.
c) Khi tăng số vòng dây của cuộn dây, lực hút của nam châm điện sẽ tăng.
d) Khi giảm cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện, lực từ của nam châm điện sẽ tăng.
Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Nam châm có thể mất từ tính khi bị đun nóng.
b) Điện tích có thể hút hoặc đẩy nam châm.
c) Nam châm không có tác dụng lên kim nam châm.
d) Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................