Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 04:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

A. Mọi nam châm luôn có hai cực.

B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.

C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.

D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Câu 2: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

A. Nhôm.

B. Đồng.

C. Gỗ.

D. Thép.

Câu 3: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Kéo.

B. Kìm.

C. Nam châm.

D. Một viên bi còn tốt.

Câu 4: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu có từ tính.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 5: Đặt kim nam châm trế giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

Tech12h

A. Đông – Tây.

B. Đông bắc – Tây nam.

C. Bắc – Nam.

D. Tây bắc – Đông nam.

Câu 6: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

A. Nhiệt kế.

B. Đồng hồ.

C. Kim nam châm có trục quay.

D. Cân.

Câu 7: Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?

A. Càng gần hai cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn.

B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.

C. Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam.

D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm.

Câu 8: Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình sau là mạnh nhất?

Tech12h

A. Vị trí 1.

B. Vị trí 2.

C. Vị trí 3.

D. Vị trí 4.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.

B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.

C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu thù lực từ yếu hơn.

D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng về từ phổ và từ trường?

A. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường.

B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.

C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.

D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

Câu 11: Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở

A. vùng xích đạo.

B. vùng địa cực.

C. vùng đại dương.

D. vùng có nhiều quặng sắt.

Câu 12: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định

A. khối lượng một vật.

B. phương hướng trên mặt đất.

C. trọng lượng của vật.

D. nhiệt độ của môi trường sống.

Câu 13: Từ cực Bắc của Trái Đất

A. trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.

B. trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

C. gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.

D. gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

Câu 14: Để nhận biết từ trường có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?

A. Thanh sắt.

B. Thanh nhôm.

C. Thanh đồng.

D. Kim nam châm.

Câu 15: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.

B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất.

C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường. 

D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về khái niệm từ trường?

a) Từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm vĩnh cửu.

b) Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện.

c) Đường sức từ là những đường cong khép kín mô tả từ trường.

d) Đường sức từ luôn là những đường thẳng.

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về từ trường của Trái Đất?

a) Trái Đất có thể coi như một nam châm khổng lồ.

b) Từ trường Trái Đất không ảnh hưởng đến kim la bàn.

c) Đường sức từ của Trái Đất là những đường thẳng song song.

d) Cực Bắc địa từ không trùng với cực Bắc địa lý. 

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay