Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Sinh học Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Trong các tập hợp sinh vật sau, đâu không được xem là một quần xã sinh vật?
A. Một khu rừng
B. Một hồ tự nhiên
C. Một đàn chuột đồng
D. Một ao cá
Câu 2: Chỉ số nào phản ánh mức độ phong phú về số lượng loài trong một quần xã?
A. Độ đa dạng
B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp
D. Độ tập trung
Câu 3: Chỉ số nào dùng để đo lường mật độ cá thể của từng loài trong quần xã?
A. Độ đa dạng
B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp
D. Độ tập trung
Câu 4: Tỉ lệ phần trăm số địa điểm ghi nhận được một loài trong tổng số địa điểm khảo sát ở quần xã được gọi là gì?
A. Độ đa dạng
B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp
D. Độ tập trung
Câu 5: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái được hiểu là gì?
A. Gồm một chuỗi thức ăn
B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau
C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên
Câu 6: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 7: Sinh vật tiêu thụ bao gồm
A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
C. Động vật ăn thịt và cây xanh
D. Vi khuẩn và cây xanh
Câu 8: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì
A. có cấu trúc lớn nhất
B. có chu trình tuần hoàn vật chất
C. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
D. có sự đa dạng sinh học
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?
A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 10: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có
A. toàn bộ thực vật sinh sống.
B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
C. toàn bộ sinh vật sinh sống.
D. thực, động vật; vi sinh vật.
Câu 11: Giới hạn của sinh quyển bao gồm
A. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
B. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
C. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
D. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.
Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?
A. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
B. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
Câu 13: Cân bằng tự nhiên là
A. Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống
B. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên trong môi trường
C. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới tác động của môi trường tự nhiên, không có sự điều khiển của con người
D. Tất cả đáp án trên
Câu 14: Biểu hiện của cân bằng tự nhiên là
A. Trạng thái cân bằng của quần thể
B. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã
C. Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi
A. có hiện tượng ăn lẫn nhau.
B. số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
C. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường.
D. tự điều chỉnh.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Thực vật là ví dụ điển hình cho sinh vật tiêu thụ.
b) Nấm và vi khuẩn là những ví dụ điển hình cho sinh vật sản xuất.
c) Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, nước.
d) Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai khi nói về trạng thái cân bằng của quần thể?
a) Di cư không ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của quần thể.
b) Đột biến gen có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể.
c) Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái lý tưởng mà mọi quần thể đều hướng tới.
d) Con người có thể tác động làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................