Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một hydrogencarbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử của hydrocarbon là:
A. C2H2.
B. C2H6.
C. C3H8.
D. CH4.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít alkane sinh ra 2 lít CO2. Alkane này có công thức cấu tạo:
A. C2H4.
B. CH3-CH2-CH3.
C. CH3-CH(CH3)-CH3.
D. CH3-CH3.
Câu 3: Một alkane có công thức đơn giản nhất là C2H5 và mạch carbon không phân nhánh. A có công thức cấu tạo:
A. CH3CH2CH2CH3.
B. CH3(CH2)5CH3.
C. CH3(CH2)4CH3.
D.CH3(CH2)3CH3.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5 g H2O. Giá trị của m là:
A. 1g.
B. 1,4 g.
C. 2 g.
D. 1,8 g.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp hai alkane khí có tỉ lệ mol 1 : 5 thu được 6,6 gam CO2. Hai alkane là
A. CH4 và C2H6.
B. CH4 và C3H8.
C. C2H6 và C3H8.
D. CH4 và C4H10.
Câu 6: Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch bromine?
A. Ethane.
B. Propane.
C. Butane.
D. Ethylene.
Câu 7: Chất X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-CH=CH2. Công thức phân tử của X là
A. C3H6.
B. C4H10.
C. C4H8.
D. C5H8.
Câu 8: Phản ứng bromine và ethylene thuộc loại phản ứng nào dưới đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng tách.
C. Phản ứng cộng.
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 9: Khi đốt cháy khí ethylene thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 1 : 1.
Câu 10: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch bromine.
B. tham gia phản ứng thế với bromine khi chiếu sáng.
C. tham gia phản ứng trùng hợp.
D. tham gia phản ứng cháy với khí oxygen sinh ra khí carbonic và nước.
Câu 11: Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định vì:
A. Dầu mỏ không tan trong nước.
B. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp nhiều hydrocarbon.
C. Dầu mỏ nổi trên mặt nước.
D. Dầu mỏ là chất sánh lỏng.
Câu 12: Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ
A. giống nhau hoàn toàn.
B. khác nhau hoàn toàn.
C. hàm lượng methane giống nhau.
D. giống nhau đều có chứa methane.
Câu 13: Cho các câu sau:
a) Dầu mỏ là một đơn chất.
b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hydrocarbon.
d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
Số câu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Từ dầu mỏ, để thu được nhiều xăng, dầu hơn thì người ta đã dùng những phương pháp nào?
A. Hóa rắn.
B. Đốt cháy.
C. Lặng lọc.
D. Cracking nhiệt.
Câu 15: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:
1. Phun nước vào ngọn lửa.
2. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
3. Phủ cát lên ngọn lửa.
4. Dùng quạt gió để thổi vào ngọn lửa.
Số đáp án đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................