Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Xà phòng được tạo ra bằng phương pháp nào?
A. Phân hủy chất béo.
B. Thủy phân chất béo trong môi trường acid.
C. Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.
D. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. Dầu dừa.
B. Dầu vừng (dầu mè).
C. Dầu lạc (đậu phộng).
D. Dầu mỏ.
Câu 3: Khi xà phòng hóa hợp chất nào dưới đây, glycerol được tạo thành?
A. Tristearin.
B. Methyl acetate.
C. Methyl formate.
D. Benzyl acetate.
Câu 4: Chất nào sau đây không phải là chất béo ?
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây là nguyên liệu trực tiếp để điều chế ethanol?
A. Glucose.
B. Methane.
C. Acetylene.
D. Ethane.
Câu 6: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucose?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
B. Tráng gương, tráng phích.
C. Nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol.
D. Nguyên liệu sản xuất PVC.
Câu 7: Saccharose có công thức phân tử là
A. C12H21O12.
B. C12H22O12.
C. C6H12O6.
D. C12H22O11.
Câu 8: Nồng độ saccharose trong mía có thể đạt tới
A. 9%.
B. 13%.
C. 17%.
D. 20%.
Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?
A. Fructose.
B. Glucose.
C. Saccharose
D. Tinh bột.
Câu 10: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây gây ô nhiễm không khí ?
A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
B. Quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.
D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.
Câu 11: Thực phẩm nào sau đây chứa nhiều tinh bột?
A. Cơm.
B. Trứng.
C. Sữa.
D. Thịt.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước.
B. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước.
C. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn cellulose không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.
Câu 13: Dấu hiệu để nhận biết protein là
A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
C. thủy phân trong dung dịch acid.
D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa nitrogen?
A. Cellulose.
B. Protein.
C. Chất béo.
D. Tinh bột.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Protein có ở cơ thể người, động vật và thực vật như: thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, móng, rễ thân, lá...
B. Các protein đều chứa C, H, O, N, S.
C. Khi cho giấm ăn vào sữa bò thì không có kết tủa trắng xuất hiện.
D. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt vải dệt từ tơ tằm và vải dệt từ sợi bông.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................