Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Polymer nào có tính cách điện vượt trội, bền chắc và thường được ứng dụng làm ống nước, vật liệu che mưa và cách điện?
A. Poly(methyl methacrylate).
B. Poly(vinyl chloride).
C. Polyethylene.
D. Poli(ethylene-terephthalate).
Câu 2: Trong số các polymer: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những loại polymer nào có nguồn gốc từ cellulose?
A. Sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6.
B. Tơ tằm, sợi bông, tơ nitron.
C. Sợi bông, tơ visco.
D. Tơ visco, tơ nilon-6.
Câu 3: Cho các tơ sau: viscose, capron, cellulose acetate, olon. Số tơ tổng hợp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Đốt cháy một loại polymer chỉ thu được khí carbon dioxide và hơi nước có tỉ lệ số mol CO2: số mol H2O là 1 : 1. Polymer trên thuộc loại nào trong số các polymer sau?
A. Polyethylene.
B. Poly(vinyl chloride).
C. Tinh bột.
D. Cellulose.
Câu 5: Ethylene được trùng hợp ở điều kiện áp suất cao để tạo thành loại PE có khối lượng phân tử trung bình là 112000 amu. Hệ số trùng hợp của polymer này là:
A. 1520.
B. 4000.
C. 3650.
D. 4500.
Câu 6: Một polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau: … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– … Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là
A. –CH2 –CH2 –CH2 –.
B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.
C. –CH2 –.
D. –CH2 –CH2 –.
Câu 7: Cho một loại protein chứa 0,32% lưu huỳnh về khối lượng. Giả sử trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử S, khối lượng phân tử của loại protein đó là
A. 200.
B. 10000.
C. 20000.
D. 1000.
Câu 8: Thủy phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 g glycine. Công thức cấu tạo của glycine là NH2-CH2-COOH. Nếu khối lượng phân tử của (X) là 50 000 thì số mắt xích trong một phân tử (X) là
A. 189.
B. 190.
C. 191.
D. 192.
Câu 9: Để phân biệt tinh bột và cellulose ta dùng
A. quỳ tím.
B. iodine.
C. NaCl.
D. glucose.
Câu 10: Chất hữu cơ X là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ.... thuỷ phân hoàn toàn chất X thu được chất Y. Các chất X, Y lần lượt là:
A glucose, cellulose.
B. tinh bột, glucose.
C. cellulose, glucose.
D. glucose, tinh bột.
Câu 11: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng
A. 1200 – 6000.
B. 6000 – 10000.
C. 10000 -14000.
D. 12000- 14000.
Câu 12: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucose thu được là bao nhiêu? Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.
A. 0,80 kg.
B. 0,90 kg.
C. 0,99 kg.
D. 0,89 kg
Câu 13: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ethylic alcohol thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
A. 290 kg.
B. 295,3 kg.
C. 300 kg.
D. 350 kg.
Câu 14: Dung dịch đường X được gọi là “huyết thanh ngọt” được dùng để truyền trực tiếp cho bệnh nhân bị yếu sức. X là
A. glucose.
B. fructose.
C. Saccharose
D. đường hoá học.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucose là chất rắn, màu trắng.
B. Glucose có vị ngọt, tan tốt trong nước.
C. Glucose có khối lượng mol phân tử là 160 g/mol.
D. Glucose có phản ứng tráng bạc.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................