Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều ôn tập chủ đề 4, 5, 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Đạo đức kinh doanh. Văn hóa tiêu dùng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 4, 5, 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Đạo đức kinh doanh. Văn hóa tiêu dùng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

(PHẦN 1)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng?

  1. Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết
  2. Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh
  3. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động
  4. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng

 

Câu 2: Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là:

  1. Lợi thế nội tại
  2. Cơ hội kinh doanh
  3. Ý tưởng kinh doanh
  4. Cơ hội bên ngoài

Câu 3: Yếu tố nào sau đây là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước?

  1. Kinh doanh
  2. Tiêu dùng
  3. Lưu thông
  4. Tiền tệ

 

Câu 4: Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là:

  1. Cơ hội đầu tư
  2. Ý tưởng kinh doanh
  3. Đạo đức kinh doanh
  4. Văn hóa tiêu dùng

 

Câu 5: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là:

  1. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh
  2. Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên
  3. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội
  4. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng

Câu 6: Theo em, định nghĩa của kinh doanh được hiểu như thế nào?  

  1. Kinh doanh là các hoạt động mang sức lao động để tạo ra các vật chất cần thiết cho cuộc sống
  2. Kinh doanh là các hoạt động đầu tư sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ do các chủ kinh doanh tiến hành một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận
  3. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giúp người lao động và người sử dụng lao động có thể tìm được các tiếng nói chung trong việc kí kết hợp đồng lao động
  4. Là hoạt động mà bất cứ ai cũng có thể làm để tạo ra giá trị cho bản thân

Câu 7: Đạo đức kinh doanh là gì? 

  1. Đạo đức kinh doanh là tập hợp một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  3. Đạo đức kinh doanh là một trong các yếu tố mà bắt buộc các ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đều phải thực hiện theo
  4. Đạo đức kinh là các yếu tố cần bắt buộc phải học trước khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh

Câu 8: Theo em, tiêu dùng là gì?  

  1. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội
  2. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội
  3. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người
  4. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra

Câu 9: Muốn thành công tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, yếu tố cơ bản cần thiết là gì?

  1. Có tiềm lực kinh tế tốt
  2. Có đạo đức kinh doanh
  3. Tạo được các điểm gắn kết giữa việc kinh doanh với đối tượng khách hàng
  4. Đem được lợi ích cho người tiêu dùng

Câu 10: Các nguồn giúp người muốn kinh doanh tìm được ý tưởng kinh doanh là gì?

  1. Các yếu tố từ bên trong hoạt động kinh doanh
  2. Lợi thế nội lực
  3. Lợi thế nội tại, cơ hội bên ngoài
  4. Lợi thế bên ngoài

Câu 11: Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?

  1. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen
  2. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên
  3. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng
  4. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường

Câu 12: Ý tưởng kinh doanh giúp chủ kinh doanh định hướng được việc kinh doanh của mình như thế nào?

  1. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được đối tượng khách hàng
  2. Từ ý tưởng kinh doanh có thể xác định được mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, mục tiêu kinh doanh
  3. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được các cách thức kinh doanh
  4. Từ ý tưởng kinh doanh sẽ chỉ xác định được mục tiêu muốn kinh doanh

Câu 13: Theo em, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội khác nhau như thế nào?

  1. Đạo đức kinh doanh được thực hiện ở phạm vi toàn xã hội còn trách nhiệm xã hội chỉ trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội liên quan đến nghĩa cụ của một cá nhân hoặc tổ chức đến cộng đồng
  3. Đạo đức kinh doanh mang yếu tố tự nguyện còn trách nhiệm xã hội lại mang yếu tố bắt buộc
  4. Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích rộng hơn đối với trách nhiệm xã hội

Câu 14: Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

  1. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa
  2. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới
  3. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi
  4. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới

Câu 15: Vì sao người kinh doanh cần phải có năng lực học tập?

  1. Vì cần phải thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh
  2. Vì cần tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết
  3. Vì chủ kinh doanh cần phải biết nắm bắt các cơ hội chính xác và nhanh chóng
  4. Vì muốn kinh doanh tốt cần phải hiểu rõ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh

Câu 16: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  1. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
  2. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
  3. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng
  4. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo

Câu 17: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?

  1. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc biết đan móc khóa
  2. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc nắm bắt được thị yếu của nhiều bạn học sinh trong trường
  3. Ý tưởng kinh doanh của M là do có mẹ chỉ dẫn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

  1. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
  2. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
  3. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Dạo gần đây trên thị trường tiêu dùng của Việt Nam xuất hiện nhiều các ngày hội mua sắm, kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Theo em, các ngày hội mua sắm ở Việt Nam một phần ảnh hưởng từ đâu?

  1. Từ thói quen chi tiêu từ người xưa
  2. Từ việc thích thú với các sản phẩm giá rẻ
  3. Du nhập từ các nước ngoài vào Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  1. Một ý tưởng kinh doanh mới có tính khả thi thể hiện ở việc phân biệt sản phẩm; dịch vụ mới với các sản phẩm/dịch vụ hiện có
  2. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là một ý tưởng tạo ra sự khác biệt, chẳng hạn như sự tiện lợi, giá trị, tốc độ so với các dịch vụ hiện có
  3. Ý tưởng kinh doanh muốn thành công phải là ý tưởng hoàn toàn mới, chưa có người kinh doanh nào nghĩ ra ý tưởng đó
  4. Ý tưởng kinh doanh chỉ là yếu tố phụ, vốn để kinh doanh mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

 

Câu 21: “Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp chế biến nông sản H cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Không những thế, doanh nghiệp này còn xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.”

Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?

  1. Em không đồng tình với việc làm của doanh nghiệp này. Nếu là nhân viên, em sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng đạo đức kinh doanh, nếu không, em sẽ tố cáo doanh nghiệp ra trước pháp luật
  2. Em không đồng tình với việc làm của doanh nghiệp này. Nếu là nhân viên, em sẽ yêu cầu giám đốc phải chia cho em một phần lợi nhuận nếu không em sẽ tố cáo doanh nghiệp ra trước pháp luật
  3. Em đồng tình với việc làm của doanh nghiệp này. Nếu là nhân viên, em sẽ bảo vệ và khuyến khích việc làm như vậy, nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp lên mức tối đa
  4. Em đồng tình với việc làm của doanh nghiệp này. Nếu là nhân viên, em sẽ yêu cầu giám đốc giảm bớt hành động vi phạm đạo đức kinh doanh

Câu 22: Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi luận cao. Nhưng đã gần đến ngày 30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?

  1. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng
  2. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng
  3. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ
  4. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân

Câu 23: Bốn thành tố của mô hình SWOT là:

  1. Tiền vốn, cơ hội, ý chí và năng lực
  2. Quan hệ, năng lực, tài chính, thời vận
  3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
  4. Quyết tâm, công nghệ, đổi mới, sáng tạo

Câu 24:  “Lợi nhuận có thể làm cho người kinh doanh trở nên mù quáng, vô trách nhiệm bằng cách che giấu các hành vi phạm pháp luật của mình. Vì vậy, để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.”

Em có đồng tình với ý kiến trên không?

  1. Không. Vì điều đó sẽ khiến cho các doanh nghiệp luôn phải lo lắng rằng mỗi hành động của mình có đúng hay không, từ đó hạn chế tự do kinh doanh
  2. Không. Vì đạo đức kinh doanh chỉ được thực hiện bởi phẩm chất của người sử dụng lao động và cơ chế vận hành của nền kinh tế
  3. Có. Vì điều đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự công bằng
  4. Có. Vì điều đó đặt ra một yêu cầu cho người kinh doanh là phải làm đúng pháp luật

Câu 25: “Có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân.”

Biểu hiện trên đây là sự thể hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

  1. Có khả năng phân tích và sáng tạo
  2. Luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh
  3. Năng lực thiết lập quan hệ
  4. Cả A và B

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay