Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 9 (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 9 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Ông T nuôi được đàn gà hàng chục con nhưng thỉnh thoảng bị mất trộm vài con. Để bảo vệ, ông T đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay gần cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi đã bắt trộm được hai con gà, P bị sập bẫy, bị thương dập bàn chân trái. Hai hôm sau vào viện thì phải tháo khớp do nhiễm trùng nặng. Theo em, ông T có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng không?

Trả lời:

Dù P đã có hành động sai trái khi đi bắt trộm gà của ông T nhưng hành vi dùng để bảo vệ tài sản của ông T thật sự rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác nên ông T đã vi phạm luật được bảo hộ về sức khỏe và tính mạng của Nhà nước.

Câu 2: Vợ chồng anh H có thuê K là một nhân viên bán thời gian tại cửa hàng tạp hóa nhà mình. Phát hiện dạo gần đây số hàng hóa trong cửa hàng không bị tồn kho nhưng số tiền thu vào thì không tăng lên. Vợ chồng anh H nghi ngờ K đã lén lấy cắp các đồ dùng trong quán để mang về sử dụng. Anh chị đã tra hỏi K và thực hiện quay lại các video để làm bằng chứng, K không nhận là mình đã lấy cắp nhưng vợ chồng anh đã đi mang thông tin K lấy cắp tại cửa hàng của mình đi kể tại nhiều nơi. Điều này làm ảnh hưởng tới tâm lí và việc học hành của K vô cùng. Theo em, việc làm của vợ chồng anh H đã vi phạm tới luật gì của nhà nước?

Trả lời:

Vợ chồng của anh H đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân, vì sự việc trong cửa hàng nhà anh chưa được điều tra rõ ràng, anh cố tình vu khống cho nhân viên kia làm các hành vi đó là vi phạm pháp luật.

Câu 3: Trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm, Q có bất đồng với H và thường xuyên nói xấu H trên mạng xã hội. H rất buồn, vì những thông tin không đúng sự thật về mình cứ bị lan truyền, chia sẻ cho nhiều người biết.

Hành vi của Q đã xâm phạm đến quyền gì của H? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Hành vi của Q đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của H. Đây là hành vi bịa đặt và loan truyền những điều sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 4: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?

Trả lời:

Nhà nước ban hành luật về luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm để bảo vệ cho sự an toàn cho người dân. 

Câu 5: Bà X dựng xe máy ở cổng nhà nhưng quên túi xách ở xe. Khi quay ra, thấy túi xách của mình không còn nữa, bà X hoảng hốt vì trong túi có tiền và giấy tờ cần thiết. Bà X nghi cho V (12 tuổi) đã lấy túi xách của mình, vì lúc ấy V đang chơi ở gần đó. Bà X đến nhà V đòi khám nhà nhưng chị em V không đồng ý. Bà X vẫn xông vào nhà lục soát, bất chấp sự phản đối của hai chị em V.

Hành vi của bà X đã xâm phạm đến quyền nào của chị em V? Vì sao?

Theo em, V và chị mình có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình bị xâm phạm?

Trả lời:

Hành vi của bà X đã xâm phạm đến quyền xâm phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm, chỗ ở của chị em V. Vì bà X đã tự ý lục túi xách của chị em V mà không được sự đồng ý của họ nhưng bà vẫn xông vào nhà lục soát, bất chấp sự phản đối của hai chị em V. V và chị mình có thể báo cảnh sát để xử lí hành vi cố ý xâm phạm chỗ ở của mình.

Câu 6: Hai đồng chí công an đang truy bắt tội phạm, phát hiện tên tội phạm chạy tắt đường lẻn vào nhà chị L để trốn. Các chị không suy nghĩ nhiều liền chạy vào nhà chị L để bắt giữ đối tượng tội phạm. Theo em, việc làm của hai đồng chí công an có bị coi là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của công dân hay không?

Trả lời:

Hành vi của hai đồng chí cảnh sát không bị coi là xâm nhập bất hợp pháp vì đang thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm

Câu 7: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

Trả lời:

Hành vi của anh T không bị coi là hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác vì anh đang truy bắt đối tượng truy nã, nếu để ngỏ có thể đối tượng sẽ tẩu thoát.

Câu 8: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào?

Trả lời:

Hành vi của B đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì B đã tự ý vào nhà của A để tìm cuốn truyện khi chưa có sự đồng ý của bất kì ai trong nhà.

Câu 9: Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Gia đình H không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.

Theo em, trong tình huống trên, ông C có quyền vào nhà H không? Vì sao?

Trả lời:

Ông C không có quyền vào nhà H vì xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

Câu 10: Khi thực hiện khám xét nhà của người phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện khám xét nhà của người khác:

+ Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.  + Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.

+ Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà. + Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà.

+ Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà. + Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà.

Câu 11: Chị H là nhân viên một công ty thương mại. Có lần chị đăng nhập Facebook nhưng lại quên đăng xuất. Lợi dụng tình trạng đó, có người đã tìm cách vào Messenger của chị để đọc tin nhắn và chụp lại hình ảnh để gửi thêm cho người khác. Thấy quyền của mình bị xâm phạm, chị H muốn tìm ra thủ phạm để bảo vệ quyền hợp pháp của mình, những chưa biết phải làm thế nào.

Trong tình huống này, quyền nào của chị H đã bị xâm phạm? Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền thư tín của mình?

Trả lời:

Trong tình huống này, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của chị H đã bị xâm phạm.

Theo em, chị H cần tố cáo với công an chức năng để bảo vệ quyền thư tín của mình.

Câu 12: M nhận giúp chị gái một bưu kiện, thấy bên ngoài bưu kiện ghi đó là các sản phẩm chăm sóc da mặt, M rất tò mò, muốn dùng thử nhưng chị gái không có ở nhà, nên M đã tự ý bóc bưu kiện và dùng thử đồ của chị gái. Theo em, M đã có những hành vi nào không đúng?

Trả lời:

Hành động vi của M là không đúng, M không nên bóc bưu kiện của chị gái khi chưa có sự đồng ý của chị, hành vi của M đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín của công dân.

Câu 13: Hai em Q và T cùng thực hiện một dự án để lấy điểm thi cuối kì, T vô cùng tò mò xem quá trình Q làm như thế nào. Nhân lúc nghỉ trưa, T đã mở máy tính và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q để xem các tài liệu mà Q đã đọc. Theo em, T đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?

Trả lời:

Hành động vi phạm của T được thể hiện qua việc tò mò muốn biết được những thông tin mà Q đã xem, nên lén mở máy và xem trộm lịch sử tìm kiếm của Q.

Câu 14: Vì muốn biết quan hệ giữa bạn mình là L với một bạn trai khác, nên mỗi lần thấy L nói chuyện qua điện thoại, M lại tìm cách tiếp cận để nghe trộm. Biết chuyện, K không hài lòng về hành vi của M.

Hành vi của M đã xâm phạm quyền nào của L? Vì sao? Theo em, L cần làm gì để bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm?

Trả lời:

Hành vi của M xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín của L. Vì M đã tìm cách tiếp cận để nghe trộm cuộc gọi điện thoại của L.

Theo em, L cần nói chuyện trực tiếp với với bạn M về việc bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại của bản thân và hành vi nghe trộm của M là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 15: Hành động tự ý đọc trộm thông tin thư từ của người khác, lén nghe trộm điện thoại của người khác đã vi phạm vào quyền nào của công dân, người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

Trả lời:

Những hành vi cố ý nghe trộm, đọc trộm thông tin thư tín, điện thoại của người khác là vi phạm vào quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện tín của công dân. Tùy vào mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đền bù nếu gây ra các thiệt hại.

Câu 16: Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?

Trả lời:

Trong trường hợp này S nên gặp trực tiếp vào trao đổi với N về hành động đọc trộm email, khuyên N không nên làm như vậy nữa, việc làm đó đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín, điện thoại của công dân.

Câu 17:  Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

Trả lời:

Hành vi của T đã vi phạm quyền được đảm bảo thư tín, điện tín của công dân khi tự ý vào trang cá nhân của K để đọc trộm các mẩu tin nhắn của K với mọi người.

Câu 18: Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?

Trả lời:

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.  + Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.

+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…). + Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).

+ Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. + Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Câu 19: Tự do tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng.

Câu 20: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ gây ra hậu quả gì?

Trả lời:

Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và gây khó khăn cho hoạt động quản lí nhà nước; có thể xâm phạm an ninh quốc gia; gây mất trật tự, an toàn xã hội và môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân; xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay