Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn GDKTPL 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
SỞ GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?
A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn.
B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.
C. Nói với cô giáo để cô xử lý.
D. Không chơi với bạn nữa.
Câu 2 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 3 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Tình huống. Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.
A. Chị V và anh K.
B. Ông T và anh K.
C. Ông T và chị V.
D. Ông T, chị V, anh K.
Câu 4 (0,25 điểm). Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về địa vị.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.
D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 5 (0,25 điểm). Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tự do cơ bản.
Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.
B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.
C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Câu 7 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều
A. Phải chịu trách nhiệm pháp lí.
B. Bị xử phạt hành chính.
C. Bị phạt cải tạo không giam giữ.
D. Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 8 (0,25 điểm). A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?
A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 9 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền nào dưới đây?
A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. Ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
C. Phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
D. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 10 (0,25 điểm). Đối với các hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, chúng ta cần
A. Thờ ơ, vô cảm.
B. Lên án, ngăn chặn.
C. Học tập, noi gương.
D. Khuyến khích, cổ vũ.
Câu 11 (0,25 điểm). Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
Câu 12 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.
C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.
D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
Câu 13 (0,25 điểm). Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây phản ánh đúng trách nhiệm của mỗi công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
A. Chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà mình cung cấp.
B. Bịa đặt, làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp để tăng tính hấp dẫn.
C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
D. Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 15 (0,25 điểm). Để bảo hộ sức khỏe của công dân, pháp luật quy định không ai được
A. Đánh người gây thương tích.
B. Tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
C. Bắt đối tượng đang bị truy nã.
D. Bảo lãnh thân nhân phạm tội.
Câu 16 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, anh S đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Những năm qua, Trường Trung học phổ thông A có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và thi đại học. Anh S (phóng viên) đã về trường phỏng vấn các thầy cô và học sinh để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này.
A. Tiếp cận thông tin.
B. Bảo hộ danh dự.
C. Tự do ngôn luận.
D. Tự do báo chí.
Câu 17 (0,25 điểm). H và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, H thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo H cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao. Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.
B. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.
C. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.
D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.
Câu 18 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín?
A. Thư của người thân được mở ra xem
B. Thư nhặt được thì được phép xem
C. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau
D. Người có thẩm quyền được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra
Câu 19 (0,25 điểm). Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được
A. Tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
B. Lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
C. Sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.
D. Tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
Câu 20 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Chị A thường xuyên đi lễ chùa để cầu nguyện một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
B. Chị X rất hào hứng tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.
C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Câu 21 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây đúng khi nhắc đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật.
B. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được.
C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân
D. Chỉ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.
Câu 22 (0,25 điểm). Trước những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, chúng ta cần
A. Thờ ơ, vô cảm.
B. Lên án, ngăn chặn.
C. Học tập, noi gương.
D. Khuyến khích, cổ vũ.
Câu 23 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó
A. Vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
B. Đang thực hiện các giao dịch dân sự.
C. Công khai đấu giá tài sản của bản thân.
D. Ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.
Câu 24 (0,25 điểm). Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm).
a. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
b. Những hành vi xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.
b. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
c. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.
d. Thực hiên quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:
Ông M đang đi dạo trên bãi biển thì tháy có nhiều cảnh đẹp nên dùng điện thoại chụp ảnh làm kỉ niệm. Khi ông đang xem lại những bức ảnh đã chụp, một nam thanh niên tỏ thái độ tức giận đi tới yêu cầu ông đưa điện thoại để kiêm tra vì cho rằng ông đã quay phim, chụp lén bạn gái của mình. Ông M không đồng ý nhưng nam thanh niên vẫn xông vào giật điện thoại để xem. Khi phát hiện trong máy không có ảnh bạn gái mình, nam thanh niên ném trả điện thoại cho ông M và bỏ đi.
Theo em, hành vi của nam thanh niên trong tình huống trên có vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân hay không? Vì sao?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
✄
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN | |||||||||||
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luận bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm | 2 | 1 | 1 | 1 | 4 | 1 | 2,0 | ||||
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | 1 | 1 | 2 | 2 | 5 | 1 | 2,25 | ||||
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | 1 | 2 | 2 | 1 | 5 | 1 | 2,25 | ||||
20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | 2 | 1 | 2 | 5 | 0 | 1,25 | |||||
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo | 2 | 2 | 1 | 5 | 0 | 1,25 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 8 | 1 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10,0 điểm 100 % | 10,0 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
– BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN | 24 | 3 | ||||
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luận bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm | Nhận biết | - Nhận biết các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Nhận biết các việc làm đối với các hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. | 2 | C23 C10 | ||
Thông hiểu | - Xác định các việc làm pháp luật quy định để bảo hộ sức khỏe. - Xác định được các ý kiến đúng/sai và giải thích về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, | 1 | 1 | C15 | C2 (TL) | |
Vận dụng | - Xác định được tình huống về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, tính mạng. | 1 | C4 | |||
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | Nhận biết | - Nhận biết nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Nhận biết quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Nhận biết các hành vi xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lý như thế nào. | 1 | 1 | C13 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Xác định các trường hợp đúng khi nhắc đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. | 2 | 1 | C2 C21 | ||
Vận dụng | - Xác định hành động vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Xác định hành động vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Xử lý tình huống thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. | 2 | C8 C17 | |||
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | Nhận biết | - Nhận biết nội dung về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | - Xác định ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Xác định các ý kiến đúng vì việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. | 2 | C11 C18 | |||
Vận dụng | - Ứng dụng quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vào trong tình huống cụ thể. | 2 | C24 C1 | |||
Vận dụng cao | - Xử lý tình huống về quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. | 1 | C3 (TL) | |||
20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Nhận biết | - Nhận biết nội dung cơ bản của quyền được tiếp cận thông tin. - Nhận biết các hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. | 2 | C19 C7 | ||
Thông hiểu | - Xác định nội dung phản ánh đúng trách nhiệm của mỗi công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. | 1 | 1 | C14 | ||
Vận dụng | - Xác định chủ thể trong tình huống Đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. - Nắm được trường hợp thực hiện quyền tự do báo chí trong tình huống. | 2 | C C | |||
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Nhận biết | - Nhận biết quyền thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Nhận biết các hành động trước những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. | 2 | C9 C22 | ||
Thông hiểu | - Nắm được các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. | 2 | C12 C6 | |||
Vận dụng | - Xác định các hành vi vi phạm quyền tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. | 1 | C20 |