Phiếu trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 6: Lạm phát
Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Lạm phát. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của lạm phát là gì?
- Lạm phát là một hình thức giảm mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định
- Lạm phát là một hình thức tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định
- Lạm phát là mức giá của hàng hóa, dịch vụ không thay đổi trong một thời gian nhất định
- Lạm phát là mức giá của các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ tăng một các liên tục trong một thời gian nhất định
Câu 2: Người ta phân chia lạm phát dựa vào điều gì?
- Mức độ lạm phát
- Sự nghiêm trọng
- Mức giá thành sản phẩm
- Thời gian xảy ra lạm phát
Câu 3: Có bao nhiêu loại lạm phát? Đó là những loại nào?
- Có 2 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, siêu lạm phát
- Có 3 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát
- Có 3 loại lạm phát: lạm phát nhẹ, lạm phát vừa, siêu lạm phát
- Có 2 loại lạm phát: lạm phát nhẹ và siêu lạm phát
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?
- Chi phí sản xuất tăng cao
- Cầu tăng cao
- Phát hành thừa tiền trong lưu thông
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Lạm phát cao mang đến điều gì cho đời sống xã hội?
- Sự phồn thịnh, phát triển
- Tác động tích cực đến đời sống xã hội
- Mang đến các lợi ích đặc biệt cho nền kinh tế thị trường
- Mang đến các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và mọi mặt của xã hội
Câu 6: Nếu mức độ tăng giá của hàng hóa ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%) thì loại lạm phát này được gọi là lạm phát gì?
- Siêu lạm phát
- Lạm phát vừa phải
- Lạm phát phi mã
- Cả ba đáp án đều đúng
Câu 7: Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, không ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội thì người ta gọi trường hợp đó nền kinh tế đang trong giai đoạn như thế nào?
- Nền kinh tế bất ổn
- Nền kinh tế phát triển
- Nền kinh tế ổn định
- Nền kinh tế chậm phát triển
Câu 8: Tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi nào?
- Khi giá cả của các mặt hàng, dịch vụ ổn định
- Khi cung vượt cầu
- Khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã
- Khi giá cả không tăng lên đáng kể
Câu 9: Lạm phát có thể tác động như thế nào đến đời sống của con người?
- Lạm phát có thể làm giá cả của các mặt hàng tăng cao
- Đồng tiền bị mất đi giá trị
- Các chi phí sinh hoạt trở nên đắt đỏ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát là gì?
- Tạo ra các biến cố trong nền kinh tế thị trường
- Giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời buổi lạm phát
- Theo dõi biến động của giá cả trên thị trường và duy trì được ti lệ lạm phát ở mức cho phép
- Ngăn cản các sáng kiến có thể điều tiết được lạm phát
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Lạm phát có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như thế nào?
- Chi phí sản xuất giảm
- Các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc sản xuất tăng cao
- Làm cho nền kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp ra tăng
- Đáp án B và C đúng
Câu 2: Trong trường hợp lạm phát tăng nhanh nhà nước có thể làm gì để hỗ trợ người dân ứng phó với tình hình khó khăn trước mắt?
- Tăng các chi tiêu công
- Bỏ ngỏ thị trường
- Sử dụng nguồn dự trự quốc gia đề bình ổn cung – cầu
- Phát hành thêm tiền tệ
Câu 3: Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát?
- Mọi người không có đủ tiền để mua các món hàng hóa mà mình cần thiết
- Vì số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa không đáng kể
- Vì người có quá nhiều tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa
- Vì số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng là không đủ
Câu 4: Khi lạm phát khiến các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất tăng cao thì dẫn đến điều gì?
- Giá cả của các hàng hóa sản sản xuất ra sẽ ở mức bình ổn
- Khi các yếu tố đầu vào tăng giá mặt hàng sản xuất ra cũng sẽ tăng giá theo
- Mặt hàng được người tiêu dùng đón nhận nhiệt thành hơn
- Hàng hóa được tạo ra với chất lượng thấp
Câu 5: Trong trường hợp giá cả của các mặt hàng, dịch vụ đời sống tăng cao thì cuộc sống của nhân dân sẽ như thế nào?
- Ảnh hưởng trực tiếp đến những người có điều kiện
- Làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút
- Tạo ra phân cách giàu nghèo rõ rệt
- Cả B và C đều đúng
Câu 6: Theo em, nhà nước nên giữ cho mức lạm phát như thế nào là phù hợp?
- Lạm phát nên được giữ ở hai con số trở lên hằng năm
- Lạm phát được giữ ở mức trên 10%
- Lạm phát được mức một con số hằng năm
- Lạm phát nên được giữ ở mức lớn hơn 1.000%
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Khi có sự thay đổi của một trong các chỉ tiêu (tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu chính, xuất khẩu ròng) làm cho mức giá chung trong nền kinh tế tăng thì gây ra?
- Lạm phát do cầu kéo
- Lạm phát do chi phí đẩy
- Lạm phát do số lượng tiền tệ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, để không bị đời sống đột ngột bị thay đổi chúng ta có thể thực hiện các biện pháp gì?
- Chi tiêu quá mức
- Thực hiện kế hoạch tiết kiệm
- Mua tích trữ các đồ dùng thiết yếu
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Một doanh nghiệp đang kinh doanh bằng các yếu tố đầu vào ngoại nhập, nhiên liệu nhập vào đang ở mức giá rất cao thì công ty đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
- Công ty sẽ dần bị mất đi chỗ đứng trên thị trường
- Công ty sẽ buộc phải tăng các giá thành sản phẩm của mình lên cao hơn
- Giá cả hàng sản xuất ra của công ty bị đẩy lên cao hơn, mất giảm đi lượng khách hàng
- Thực hiện được các biện pháp đón đầu trong nền kinh tế hội nhập
Câu 4: Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em lí do nào kiến cho nền kinh tế của nước này lại rơi vào lạm phát?
- Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền
- Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát