Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn GDKTPL 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
SỞ GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: Nhà nước....... Những thông tin làm tổn hại lợi ích quốc, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
A. Không ủng hộ.
B. Giữ bí mật.
C. Nghiêm cấm.
D. Cấm tiết lộ..
Câu 2 (0,25 điểm). Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.
B. Tự ý xông vào nhà người khác.
C. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.
D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.
Câu 3 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.
B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.
C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Câu 4 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
D. Bắt giữ người do nghi ngờ.
Câu 5 (0,25 điểm). K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí. Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
Câu 6 (0,25 điểm). Ông C viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Ông C đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Quản trị truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Thông cáo báo chí.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 7 (0,25 điểm). Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Câu 8 (0,25 điểm). Nghi ngờ nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật?
A. Ông Q và vợ ông T.
B. Ông T.
C. Vợ ông T.
D. Ông T và vợ ông T.
Câu 9 (0,25 điểm). Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
Câu 10 (0,25 điểm). Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.
C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.
Câu 11 (0,25 điểm). Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ...... Hoặc tự ý mở thư tín, điện tín cua người khác, không được nghe trộm điện thoại.
A. Chiếm đoạt.
B. Đánh cắp.
C. Cướp giật.
D. Cầm lấy.
Câu 12 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.
C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.
D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi của ông H trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân? Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an xã yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.
A. Quyền bất tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 14 (0,25 điểm). Quyền tự do ngôn luận được quy định trong văn bản nào?
A. Hiến pháp và luật báo chí.
B. Hiến pháp và Luật truyền thông.
C. Hiến pháp và bộ luật hình sự.
D. Hiến pháp và bộ luật dân sự.
Câu 15 (0,25 điểm). Trước những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, chúng ta cần?
A. Thờ ơ, vô cảm.
B. Học tập, noi gương.
C. Khuyến khích, cổ vũ.
D. Lên án, ngăn chặn.
Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ.
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền.
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ.
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng.
Câu 17 (0,25 điểm). Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 20.
B. Điều 21.
C. Điều 22.
D. Điều 23.
Câu 18 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, bạn M đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè.
A. Bình đẳng trước pháp luật.
B. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Được bảo hộ danh dự.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 19 (0,25 điểm). Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?
A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Nam không vi phạm quyền nào.
C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 20 (0,25 điểm). Bạn M là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Thông cáo báo chí.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Tự do ngôn luận.
D. Kiểm soát truyền thông.
Câu 21 (0,25 điểm). Chỉ được khám xét nhà người khác khi nào?
A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát.
B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm tội.
C. Khi có công văn của Toàn án.
D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát.
Câu 22 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào? Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người.
A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.
B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.
D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.
Câu 23 (0,25 điểm). Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ?
A. Bị xử lý theo quy định của pháp luật.
B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.
D. Bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.
Câu 24 (0,25 điểm). Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận:
A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả
B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội.
C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau.
D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm).
a. Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?
b. Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Vợ chồng không được phép xem tin nhắn điện thoại của nhau.
b. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
c. Người có thẩm quyền được khám xét thư tín để phục vụ công tác điều tra tội phạm.
d. Hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình cờ trong một lần đi chơi H vô tình nhìn thấy một nhóm người đang đưa thông tin và dụ dỗ K tham gia vào nhóm hội tôn giáo của họ. H đã từng đọc được thông tin về việc rất nhiều các “đạo lạ” không được cho phép hoạt động đang cố gắng lôi kéo những người cả tin tham gia vào đội nhóm của họ, để truyền bá các thông tin không chính xác nhằm mục đích bôi nhọ Chính quyền và chủ trương của Nhà nước.
Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn bạn K không bị những người xấu dụ dỗ?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
✄
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – BỘ CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN | |||||||||||
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luận bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm | 2 | 2 | 2 | 6 | 0 | 1,5 | |||||
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | 1 | 2 | 1 | 4 | 0 | 1,0 | |||||
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | 1 | 1 | 1 | 2 | 4 | 1 | 2,0 | ||||
20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | 2 | 1 | 1 | 2 | 5 | 1 | 2,25 | ||||
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo | 2 | 2 | 1 | 1 | 5 | 1 | 2,25 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 8 | 1 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10,0 điểm 100 % | 10,0 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT
– BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN | 24 | 3 | ||||
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luận bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm | Nhận biết | - Nhận biết điều vị trí của quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong Hiến pháp năm 2003. - Nhận biết người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. | 2 | C17 C23 | ||
Thông hiểu | - Xác định trường hợp không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân. - Xác định được các ý kiến đúng/sai và giải thích về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luận bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. | 2 | 1 | C10 C4 | C2 (TL) | |
Vận dụng | - Xác định chủ thể vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Xác định chủ thể vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. | 2 | C19 C13 | |||
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | Nhận biết | - Nhận biết các trường hợp khám xét chỗ ở theo quy định của pháp luật. | 1 | C21 | ||
Thông hiểu | - Xác định các hành vi không/ có Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. | 2 | C2 C16 | |||
Vận dụng | - Xác định đối tượng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Xác định đối tượng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. | 1 | C8 | |||
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | Nhận biết | - Nhận biết nội dung của quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. | 1 | C11 | ||
Thông hiểu | - Tạm được ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. | 1 | C9 | |||
Vận dụng | - Xử lý tình huống nhằm thực hiện quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. | 2 | C5 C22 | |||
20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Nhận biết | - Nhận biết văn bản quy định quyền tự do ngôn luận. - Nhận biết nội dung thông tin về quyền tự do ngôn luận. - nhận biết định nghĩa về quyền tự do ngôn luận, báo chí lục cung dân. - Nhận biết các cách xử phạt khi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. | 2 | C14 C1 | C1 (TL) | |
Thông hiểu | - Xác định các hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận. | 1 | 1 | C24 | ||
Vận dụng | - Xác định các tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận. | 2 | C6 C20 | |||
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Nhận biết | - Nhận biết khái niệm của tôn giáo. Nhận biết việc làm đúng trước các hành vi vi phạm quyền tín ngưỡng, tôn giáo. | 2 | C7 C15 | ||
Thông hiểu | - Xác định các nội dung phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo. - Xác định các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo. | 2 | C3 C12 | |||
Vận dụng | - Xác định các tình huống thể hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo. | 1 | C18 | |||
Vận dụng cao | - Xử lí tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. | 1 | C2 (TL) |