Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 2)

Câu 1: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là:

  1. Ngang bằng về lợi nhuận
  2. Đáp ứng mọi sở thích
  3. Bình đẳng trước pháp luật
  4. Thỏa mãn tất cả nhu cầu

 

Câu 2: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc:

  1. Lựa chọn nơi cư trú.
  2. Cùng sử dụng bạo lực
  3. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng
  4. Định đoạt tài sản công cộng

 

Câu 3: Các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

  1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
  2. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
  3. Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo
  4. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

 

Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?

  1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
  2. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
  3. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
  4. Hỗ trợ người già neo đơn

 

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

  1. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình
  2. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
  3. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội
  4. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội

 

Câu 6: Đâu được coi là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với công dân trong các câu dưới đây?

  1. Mọi công dân đều được quyền tự do chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình
  2. Không được phép áp đặt phân biệt giới tính đối với công dân
  3. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực lao động?

  1. Nam giới được ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí có triển vọng hơn là nữ
  2. Nữ giới chỉ được tham gia vào thị trường lao động khi chưa lập gia đình
  3. Cả nam và nữ đều được nhận mức lương như nhau tương đương về trình độ, kĩ năng
  4. Nam giới phải làm trong điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn nữ giới

Câu 8: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận gọi là?  

  1. Tổ chức tôn giáo
  2. Tổ chức tín ngưỡng
  3. Hoạt động tôn giáo
  4. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 9: Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là?

  1. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con
  2. Cha mẹ có quyền yêu thương con gái nhiều hơn con trai
  3. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai
  4. Cha me yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi

Câu 10: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

  1. Chỉ có các trẻ em nam được ưu tiên đến trường
  2. Trẻ em nam và nữ đều nhận được các đãi ngộ như nhau khi đi học
  3. Chỉ các học sinh nữ mới được đăng kí nguyện vọng vào các ngành thuộc ban xã hội
  4. Chỉ có các học sinh nam mới được đăng kí học các ngành thuộc chuyên ngành khoa học tự nhiên

Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Nhà nước chỉ cho phép một số tôn giáo được hoạt động tín ngưỡng trên lãnh thổ Việt Nam
  2. Các tôn giáo không được tự do đặt nơi thờ tự khi không được sự cho phép của pháp luật
  3. Những người theo tôn giáo khác nhau dù ở bất kì đâu nếu vi phạm luật cũng đều sẽ bị xử lí theo quy định
  4. Hành vi nghiêm cấm người theo tôn giáo không được thực hiện một số nghi thức cùng đại đa số người không theo tôn giáo

Câu 12: Ý nghĩa của quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc?  

  1. Trẻ em của các vùng kinh tế chậm phát triển không có cơ hội được đến trường
  2. Các vùng không có điều kiện, trẻ em phải tham gia vào làm việc cùng gia đình
  3. Trẻ em trên cả nước đến độ tuổi đều được đến trường
  4. Trẻ em trong tình trạng thất học ngày một gia tăng

Câu 13: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Bình đẳng trong kinh doanh
  2. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
  3. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng
  4. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 14: Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau về phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

  1. Quan hệ thân nhân
  2. Quan hệ tinh thần
  3. Quan hệ xã hội
  4. Quan hệ tình cảm

Câu 15: Ý nghĩa của việc các dân tộc trong một Quốc gia gắn kết hòa đồng?

  1. Có được nét đẹp văn hóa đa dạng
  2. Nâng cao được ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước
  3. Là nguồn sức mạnh nội tại để chống lại các thế lực thù địch
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết
  2. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  3. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  4. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên

Câu 17: Theo em, việc đảm bảo được nam và nữ đều nhận được cơ hội, tiếng nói trong xã hội mang lại lợi ích gì cho xã hội?

  1. Làm cho xã hội đình trệ, đi xuống, không phát triển được
  2. Tạo điều kiện cho xã hội phát triển vượt bậc
  3. Giúp cho xã hội ngày một văn minh hơn
  4. Cả đáp án B và C đều đúng

Câu 18: Nhận định sau đây là đúng hay sai “Người có tôn giáo khi vi phạm pháp luật sẽ không bị xử phạt như những người không theo tôn giáo”. 

  1. Đúng vì tôn giáo khác nhau nên cách xử phạt cũng sẽ khác nhau
  2. Đúng vì người theo tôn giáo sẽ có các hình phạt riêng biệt không giống với những người không theo tôn giáo
  3. Sai vì pháp luật đã quy định dù có thuộc tôn giáo nào khi vị phạm sẽ vẫn bị xử lí theo quy định của pháp luật đã ban hành
  4. Sai vì người theo tôn giáo sẽ bị phạt nặng hơn những người không theo tôn giáo

Câu 19: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

  1. Công an sẽ nhận tiền của chị B và phán chị A có tội
  2. Công an sẽ không nhận tiền của chị B, phạt chị B vì tội đút lót tiền cho người đang thi hành công vụ
  3. Công an để hai chị tự giải quyết với nhau
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

  1. Chỉ làm các công việc mà mình được giao
  2. Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc
  3. Thực hiện tốt các điều khoản đã được thống kê trong hợp đồng lao động
  4. Lựa chọn các công việc sẽ mang lại danh tiếng cho mình mới làm

 

Câu 21: Bà A là người theo giáo hội Phật giáo, bà A thường có các lời lẽ không tốt đẹp để nói về các hoạt động truyền giáo của các giáo phái khác. Theo em, việc làm của bà A đã thể hiện tốt về quyền bình đẳng của các tôn giáo hay chưa?

  1. Bà A đã thực hiện tốt về các quyền thuộc tôn giáo mà bà A đang theo
  2. Bà A chưa thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo do còn có các hành động, lời lẽ chưa phù hợp, miệt thị tôn giáo khác
  3. Hành động của bà A thể hiện bà A là một người rất nhân văn trong các thể hiện tôn giáo mà mình đang theo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 22: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

  1. Là người công giáo thì không được phép tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  2. Nếu là người công giáo thì công dân có thể làm bất cứ ngành nghề nào trừ việc tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  3. Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định bất cứ ai cũng có thể tham gia vào cơ quan công quyền của nhà nước nếu đủ điều kiện và các tiêu chí đề ra, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 23: Trong khi đi làm, bà M bị chủ công xưởng ép làm thêm giờ mà không trả đủ số lượng cần thiết, bà M muốn đòi lại công bằng của mình, theo em bà M nên làm gì để có thể đòi lại những giá trị đáng lẽ thuộc về mình?

  1. Bà M nên gặp ông chủ và đòi lại các quyền lợi thuộc về mình
  2. Bà M nên làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng để được pháp luật đòi lại công bằng cho bà
  3. Bà M nên im lặng vì đó cũng chỉ là tiền làm thêm giờ sẽ không được ai quan tâm chi trả
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 24: Chị B muốn đăng kí vào học khoa công nghệ thông tin ở một trường Đại học, bố mẹ chị khi nghe thông tin này thì không đồng ý và nói rằng “Nếu còn cố theo ngành học đó thì con phải tự lo học phí của mìn”. Theo em, hành động của bố mẹ chị B có đang là phân biệt giới tính trong các ngành nghề không?  

  1. Hành động của bố mẹ chị B cũng chỉ vì lo cho con cái
  2. Không vì việc làm mang tính chất lo lắng cho con
  3. Hành động bố mẹ đang phân biệt về giới tính trong các ngành nghề
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 25: Bà A theo một tôn giáo khác khi có lần được bà B dẫn đi đến một buổi sinh hoạt chung của tôn giáo khác, bà A tỏ thái độ không thích thú với những gì mà mình được nghe giảng, theo em hành vi của bà A có thể hiện được sự tôn trong văn hóa hay không? 

  1. Việc làm của bà A không thể hiện được sự tôn trọng giữa các tôn giáo
  2. Việc làm của bà A thể hiện sự tôn trọng tôn giáo mà mình đang theo
  3. Hành động của bà A không được có văn hóa khi tỏ ý không thích những điều mà mình được truyền dạy
  4. Hành động của bà A là đang không tôn trọng bà B

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay