Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 1)

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể hiện công dân bình đẳng về:

  1. Danh dự cá nhân
  2. Nghĩa vụ pháp lí
  3. Phân chia quyền lợi
  4. Địa vị chính trị

Câu 2: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc:

  1. Tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ
  2. Tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo
  3. Thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất
  4. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội

 

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật:

  1. Hợp nhất
  2. Phân lập
  3. Bảo vệ
  4. Hoán đổi

 

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ:

  1. Bảo vệ môi trường
  2. Đầu tư các dự án kinh tế
  3. Đóng góp quỹ bảo trợ xã hội
  4. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

 

Câu 5: Thực hiện quy định về bình đẳng giới:

  1. Là nhiệm vụ lớn nhất của nhà nước
  2. Là trách nhiệm của mỗi cá nhân
  3. Là trách nhiệm riêng của cơ quan công an
  4. Là trách nhiệm riêng của cơ quan tư pháp

Câu 6: Theo em, quyền bình đẳng là gì?  

  1. Quyền bình đẳng là quyền mà không phải công dân nào cũng có được
  2. Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người, là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật
  3. Là quyền và nghĩa vụ của các công dân phải thực hiện khi đủ tuổi thành niên
  4. Là một tập hợp các quy chuẩn mà tất cả mọi người đều phải thực hiện

Câu 7: Theo em, bình đẳng giới là gì?  

  1. Là việc nam giới được ưu tiên hơn trong việc chọn việc làm, được tạo điều kiện phát huy năng lực
  2. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó
  3. Là việc nữ được ưu tiên hơn trong khi tuyển dụng, làm các công việc có điều kiện làm việc thoải mái hơn nam, được quyền kiểm soát các tài sản chung
  4. Là việc nữ chịu trách nhiệm hỗ trợ ủng hộ nam giới phát huy hết khả năng của bản thân

Câu 8: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc được nhà nước quy định là gì? 

  1. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  2. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  3. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  4. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

Câu 9: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

  1. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình
  2. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau
  3. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con
  4. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển

Câu 10: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực kinh tế?

  1. Nam giới được phép thành lập doanh nghiệp và thuê nhân công về làm việc
  2. Nữ giới chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm mang tính nhỏ lẻ
  3. Chỉ nam giới mới được phép kêu gọi nguồn vốn từ các nguồn khác nhau
  4. Nam, nữ được bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Câu 11: Sự về bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào?

  1. Được nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện để có thể phát triển kinh tế
  2. Được nhà nước tạo điều kiện để mỗi dân tộc giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc của dân tộc
  3. Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của nhà nước
  4. Các dân tộc đều được tạo điều kiện để có thể vươn lên phát triển, bổ sung các kiến thức kĩ năng cần thiết

Câu 12: Bình đẳng giữa các dân tộc tạo nên điều gì?

  1. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc
  2. Là điều tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc trong một Quốc gia
  3. Làm cho các dân tộc ít người không tiếp cận được với các đại ngộ của nhà nước
  4. Là sự thiếu tôn trọng đối với một số cộng đồng dân tộc trong một Quốc gia

Câu 13: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Để chứng mình cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập
  2. Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung
  3. Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên
  4. Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều kiện ấm no, tự do sống và tự phát triển

Câu 14: Vì sao cần phải thực hiện các biện pháp bình đẳng giới?

  1. Để tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ trong xã hội được cân bằng
  2. Để đảm bảo tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ không bị quá chênh lệch trong các cơ quan nhà nước
  3. Đảm bảo cho nam, nữ đều có quyền hạn và vai trò như nhau trong xã hội
  4. Để bảo vệ cho nữ giới được hưởng những quyền lợi thuộc về mình

Câu 15: Vì sao cần tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc trong một Quốc gia?

  1. Để tạo dựng được hình tượng tốt đẹp về một Quốc gia dân tộc
  2. Để tạo điều kiện cho mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được các điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp
  3. Để các vùng miền đều có được sự hỗ trợ để phát triển về kinh tế
  4. Để các dân tộc đều có tiếng nói chung trong các sự kiện mang tính Quốc gia đất nước

Câu 16: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Chăm lo cho sự nghiệp học hành của trẻ em trên toàn quốc
  2. Thể hiện quyền bình đẳng đối với tất cả mọi người, ai cũng được nhận các chính sách đãi ngộ như nhau
  3. Thể hiện sự tạo điều kiện của nhà nước để mỗi cá nhân đều có thể phát triển đặc biệt là những người yếu thế hơn có điểm tựa để phát triển vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ
  4. Để người dân tộc thiểu số tự tin tiếp tục sự nghiệp học hành

 

Câu 17: Nội dung nào sau đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng?  

  1. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng
  2. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi li hôn
  3. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung
  4. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật

Câu 18: “Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, sử dụng tiếng nói, chữ viết, nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình” là biểu hiện bình đẳng về mặt nào giữa các dân tộc?  

  1. Bình đẳng về kinh tế
  2. Bình đẳng về chính trị
  3. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  4. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

Câu 19: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?  

  1. Mặc kệ chuyện của gia đình ông P
  2. Đây là chuyện của cả một tập thể chứ không phải cá nhân nào, nên không cần can thiệp vào
  3. Nên báo lại vụ việc của gia đình ông P cho cơ quan, chính quyền địa phương để có được các biện pháp ngăn chặn phù hợp
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Dạo gần đây xuất hiện các trường hợp công ty hủy bỏ hợp đồng lao động đối với nhân viên nữ đang trong thời gian thai sản. Theo em, việc làm này có đúng hay không?

  1. Các công ty đó hành xử rất đúng vì trong thời gian nghỉ sinh còn bận chăm con, nên các nhân viên đó không cống hiến được cho công ty
  2. Các công ty đó hành xử không đúng và đang vi phạm đến các điều khoản trong hợp đồng đối với nhân viên, đồng thời còn thể hiện sự không tôn trọng đối với các chị em nữ giới
  3. Hành động của công ty cho thấy công ty tôn trọng quyết định làm việc của nhân viên
  4. Hành động của công ty làm mất đi một lượng nhân viên lớn

 

Câu 21: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và nó được thể hiện qua điều gì?

  1. Các bạn đã thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, điều đó được thể hiện qua sự đùm bọc giúp đỡ của các bạn học sinh với nhau
  2. Các bạn học sinh đã thể hiện tốt quyền được đi học của công dân, được thể hiện qua việc các bạn đã rất chăm chỉ học tập
  3. Các bạn học sinh đã thực hiện rất tốt quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của người dân vì đã giúp đỡ bạn học trong khi bạn gặp khó khăn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 22: Xã Q là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp có thể đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là thể hiện quyền bình đẳng nào giữa các dân tộc trong các lĩnh vực dưới đây?

  1. Bình đẳng về chủ trương
  2. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh
  3. Bình đẳng về điều kiện kinh tế
  4. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh

Câu 23: Anh A là công an, một hôm trời mưa tầm nhìn bị hạn chế, anh A đi xe máy va vào chị B làm chị bị thương ở chân, anh A không hỏi thăm chị B vì cho rằng đó chỉ là điều không may. Chị B muốn đem chuyện trình báo lên cơ quan chức năng thì bị anh A nói rằng mình là công an thì mọi quyền hạn sẽ luôn đứng về phía mình. Theo em, việc làm của anh A đã đúng chưa?

  1. Việc làm của anh A có tính đúng có tính sai
  2. Việc làm của anh A là sai vì anh đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
  3. Việc làm của anh A là đúng
  4. Thực tế lời anh A nói là đúng

Câu 24: Chị P muốn tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhưng bị chồng ngăn cản vì cho rằng các đại biểu hiện nay chủ yếu toàn là nam giới, nữ giới sẽ không có được sức cạnh tranh, chị P chỉ tốn thời gian tham gia ứng cử. Theo em, suy nghĩ của chồng chị P có thỏa đáng không?

  1. Suy nghĩ của chồng chị P là đúng
  2. Suy nghĩ của chồng chị P chỉ có tính chất lo lắng cho vợ của mình
  3. Suy nghĩ của chồng chị P là sai
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 25: A là người dân tộc thiểu số, gia đình lại đông con, năm nay bố mẹ bắt A phải bỏ dở việc học để cùng bố mẹ lo chuyện nương rẫy. A không đồng ý, bố mẹ nói việc học với người dân tộc thì sẽ chẳng có kết quả gì tốt đẹp, cho dù có học giỏi đi chăng nữa thì cũng sẽ không có ai trọng dụng. Theo em, suy nghĩ của bố mẹ A như vậy có đúng không?

  1. Suy nghĩ của bố mẹ A là sai vì Nhà nước luôn khuyến khích trẻ em đến trường, quyền được tiếp cận với kiến thức là dành cho mỗi người, có kiến thức chúng ta mới có thể thay đổi được cuộc sống
  2. Suy nghĩ của bố mẹ A là có căn cứ vì điều kiện học tập ở trên vùng cao rất khó khăn, các em sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào
  3. Suy nghĩ của bố mẹ A là đúng vì nhà đông con, A không nên học quá nhiều còn dành phần được học cho các em nữa
  4. Suy nghĩ của bố mẹ A là đang mong muốn A có thể giúp mình gánh vác một số công việc trong gia đình

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay