Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 1)

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước khi:

  1. Xây dựng hương ước làng xã
  2. Né tránh hoạt động biểu tình
  3. Góp ý sửa đổi Hiến pháp
  4. Chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch

 

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

  1. 16 tuổi
  2. 20 tuổi
  3. 21 tuổi
  4. 18 tuổi

 

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ là công chức nhà nước có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

  1. Bị sa thải khi đang nghỉ thai sản
  2. Phát hiện hành vi buôn lậu
  3. Chứng kiến tù nhân vượt ngục
  4. Bắt gặp người đang nhập cảnh

 

Câu 4: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  1. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội
  2. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
  3. Khám phá nền văn hóa của các nước khác
  4. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội

 

Câu 5: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

  1. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
  2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  3. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin
  4. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo

 

Câu 6: Em hãy cho biết khái niệm quản lí nhà nước là gì?  

  1. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí của khu vực tư nhân
  2. Quản lí nhà nước là thực hiện phạm vi quản lí trong các cơ quan hành chính của nhà nước
  3. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
  4. Quản lí nhà nước là những người làm trong các lĩnh vực thuộc nhà nước quản lí mới phải thực hiện

Câu 7: Nội dung nào sau đây không được trưng cầu ý dân?

  1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp
  2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của quốc gia
  3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hôj có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
  4. Tất cả 3 vấn đề trên

Câu 8: Em hãy cho biết khái niệm của tố cáo? 

  1. Tố cáo là việc một cá nhân phát hiện ra một thông tin được cho là sai sự thật của các cơ quan công quyền nhà nước và đem nó kể với những người xung quanh
  2. Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  3. Là hành vi sử dụng các Hiến pháp đã được ban hành để giải trình một vấn đề được cho là sai lệch trước pháp luật, Quốc hội để tìm lại được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình
  4. Là hành vi tự mình khai nhận về các việc làm không trung thực dựa vào các căn cứ mà pháp luật đã ban hành trước đó

Câu 9: Bảo vệ tổ quốc là quyền như thế nào của mỗi công dân? 

  1. Là quyền thiêng liêng
  2. Là quyền cao quý
  3. Là quyền tự do
  4. Là quyền cơ bản

Câu 10: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?

  1. Hình thức dân chủ trực tiếp
  2. Hình thức dân chủ gián tiếp
  3. Hình thức dân chủ tập trung
  4. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 11: Hành vi nào dưới đây bị Luật trưng cầu ý dân nghiêm cấm?

  1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân
  2. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân
  3. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu
  4. Cả ba hành vi trên

Câu 12: Người khiếu nại có các quyền gì?

  1. Tự mình khiếu nại
  2. Mời luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư bảo vệ quyền lợi của mình
  3. Đưa ra các chứng cứ để chứng minh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13: Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc?

  1. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kì hạn
  2. Bảo vệ an ninh trật tự thông, xóm
  3. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 14: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  1. Quyền ứng cử
  2. Quyền kiểm tra, giám sát
  3. Quyền đóng góp ý kiến
  4. Quyền tham quản lí nhà nước và xã hội

Câu 15: Hành nào sau đây là đúng?

  1. Anh A đi làm ăn xa, nên đã để em trai mình thay đi bầu cử
  2. Chị A đăng các thông tin sai lệch về tình hình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lên mạng xã hội
  3. Ông P yêu cầu người thân không bầu cho một ứng cử viên mà mình không ưa thích
  4. Tự tay viết phiếu để đem bầu cho ứng cử viên mà mình thấy xứng đáng

Câu 16: Nếu người khiếu nại không có đủ sức khỏe để tiếp tục vấn đề khiếu nại thì có thể làm thế nào?

  1. Thì vấn đề khiếu nại đó sẽ bị hủy bỏ
  2. Vấn đề khiếu nại sẽ không được xem xét hay phán quyết tiếp
  3. Người khiếu nại có thể ủy quyền cho những người thân ruột thịt hoặc người khác có đủ hành vi dân sự tiếp tục thực hiện việc khiếu nại
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 17: Hành động nào được cho là trái với pháp luật? 

  1. Dùng tiền để đút lót cho con khỏi phải đi nghĩa vụ quân sự
  2. Tuyên truyền sâu rộng về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương nơi mình sinh sống và làm việc
  3. Đấu tranh chống lại các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến an ninh của Tổ quốc
  4. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong quân ngũ

Câu 18: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  1. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
  2. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
  3. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
  4. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội

Câu 19: Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

  1. Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử
  2. Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri
  3. Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri
  4. Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

Câu 20: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?

  1. Việc làm của anh B chỉ khiến các cơ quan chức năng có các thành kiến về anh
  2. Việc làm của anh B là không cần thiết vì trong tổ chức bộ máy Nhà nước có rất nhiều chuyên gia không cần thiết đến anh phải tham gia góp ý
  3. Anh B đã thực hiện tất tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí xã hội, nhà nước
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

Câu 21: Con trai ông T năm nay 18 tuổi nhưng cháu mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, ông T thắc mắc con trai của mình có được tham gia bầu cử hay không?

  1. Con ông T sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri vì không đủ trách nhiệm hành vi dân sự
  2. Con ông T có thể để người giám hộ đi bầu cử giúp
  3. Ông T có thể thay con đi bầu cử
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 22: Là một học sinh chậm tiến, em T bị nhóm bạn xấu lợi dụng, rủ rê lôi kéo tham gia các hành vi trộm cắp tài sản. Nếu là bạn thân của T em sẽ làm gì để giúp bạn?

  1. Mặc kệ T vì đó không phải việc của mình
  2. Bắt T chia đều tiền cho mình nếu không sẽ mách cô giáo
  3. Báo với thầy cô hoặc bố mẹ của T để mọi người có những hành động ngăn cản và giúp đỡ T
  4. Coi như không biết để tránh liên lụy tới mình

Câu 23: Nhà có duy nhất một cậu con trai bà M muốn con được ở nhà đi học chứ không muốn con nhập ngũ, bà M đã đút lót một khoản tiền lớn để con không có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đợt này. Theo em, hành động của bà M có đang thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc không?

  1. Hành động của bà M đã thể hiện bà là một người mẹ hết mực yêu thương con và trung thành với tổ quốc
  2. Việc làm của bà M thể hiện bà chưa làm tròn quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc
  3. Cả đáp án A và B đều đúng
  4. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 24: Lý A Pua muốn tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhưng bị chồng là A Tráng gạt đi với lý do: “Là đàn bà con gái, lại là người dân tộc thiểu số, ai cho tham gia quản lý nhà nước. Thôi bỏ đi, làm hòa giải viên ở bản Tà Pua này là đủ rồi”. A Pua băn khoăn không biết pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

  1. Nếu là con gái thì quyền tham gia vào quản lí xã hội sẽ bị hạn chế
  2. Người dân tộc thiểu số sẽ có ít cơ hội hơn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
  3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam mọi công dân không phân biệt nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo đều có thể tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội
  4. Quyền lợi về việc bầu cử đối với người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ không có nhiều như các vùng miền khác

Câu 25: Anh T có trình độ học vấn tốt, lí lịch rõ ràng, anh muốn tham gia ứng cử vào Hội đồng dân các cấp tại địa phương mình. Anh B là bạn của anh T nói với anh rằng không phải ai cũng đủ điều kiện ứng cử vì đa số các ứng cử viên đều đã được định đoạt từ trước. Theo em, suy nghĩ của anh B có đúng không?

  1. Suy nghĩ của anh B là đúng vì hầu hết các ứng cử viên đã được chọn lọc từ trước chứ các người dân bình thường không có khả năng ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp
  2. Suy nghĩ của anh B là sai vì công dân đủ tuổi ứng cử có đủ các yếu tố cần thiết đều có thể tham gia ứng cử
  3. Việc ứng cử sẽ gặp muôn vàn khó khăn nên anh T nên suy nghĩ lại về việc có nên ứng cử hay không
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay