Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 2)

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi:

  1. Giám hộ trẻ vị thành niên
  2. Giam, giữ người trái pháp luật
  3. Tìm kiếm tù nhân trốn trại
  4. Theo dõi tội phạm nguy hiểm

 

Câu 2: Hành vi của bà V và anh H trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

“Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H.”

  1. Bất khả xâm phạm về chỗ ở
  2. Được pháp luật bảo hộ về danh dự
  3. Bất khả xâm phạm về tài sản
  4. Được pháp luật bảo hộ về thân thể

 

Câu 3: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

  1. Nghe thấy chuông điện thoại của K reo, B đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý
  2. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra
  3. Anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin
  4. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc

 

Câu 4: Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  1. Quyền tự do báo chí
  2. Quyền tự do ngôn luận
  3. Quyền tự do tín ngưỡng
  4. Quyền tiếp cận thông tin

Câu 5: Bố mẹ bạn A trong tình trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?

“Bố mẹ A là người theo tôn giáo nhưng luôn tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình.”

  1. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  2. Bình đẳng trước pháp luật
  3. Được bảo hộ danh dự
  4. Tự do ngôn luận

 

Câu 6: Em hãy cho biết danh dự được hiểu như thế nào? 

  1. Là những lời bịa đặt mà người khác nói về một cá nhân nào đó
  2. Là sự đánh giá mà mỗi cá nhân nhận được sau mỗi kì thi tuyển
  3. Là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
  4. Là các nhận xét tiêu cực từ phía dư luận về một cá nhân hoặc tập thể

Câu 7: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào? 

  1. Trình tự thủ tục do xã hội quy định
  2. Quy trình của công an xã
  3. Quy trình của trưởng thôn, xóm
  4. Trình tự thủ tục do luật quy định

Câu 8: Điền vào chỗ trống sau đây “Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ……hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”?

  1. Chiếm đoạt
  2. Đánh cắp
  3. Cướp giật
  4. Cầm lấy

Câu 9: Quyền tự do báo chí của công dân bao được thể hiện qua các việc làm nào sau đây? 

  1. Sáng tạo sản phẩm báo chí
  2. Cung cấp thông tin cho báo chí
  3. Tiếp cận thông tin báo chí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi đi thi được gọi là?

  1. Tôn giáo
  2. Tín ngưỡng
  3. Mê tín dị đoan
  4. Truyền giáo

Câu 11: Quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  3. Quyền dân chủ
  4. Quyền tự do cơ bản

Câu 12: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?

  1. Cung cấp thông tin cho báo chí
  2. Phản hồi thông tin trên báo chí
  3. Tiếp cận thông tin báo chí
  4. Tất cả đều đúng

Câu 13: Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?

  1. Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ
  2. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ
  3. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ
  4. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ

Câu 14: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?

  1. Tạo nên công bằng trong xã hội
  2. Giữ gìn trật tự an ninh khu phố
  3. Bảo hộ an toàn cho công dân
  4. Giữ được nét đẹp của toàn xã hội

Câu 15: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyền gì? 

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  3. Quyền tự do ngôn luận
  4. Quyền bình đẳng

Câu 16: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật kí cá nhân của mình em sẽ làm gì?

  1. Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn
  2. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác
  3. Nói với cô giáo để cô xử lí
  4. Không chơi với bạn nữa

Câu 17: Vai trò của luật An ninh mạng với quyền tự do ngôn luận của công dân là gì? 

  1. Cụ thể hóa quy định sử dụng không gian mạng
  2. Cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội
  3. Ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân
  4. Cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng

Câu 18: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân? 

  1. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
  2. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của công dân
  3. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  4. Quyền bình đẳng trước pháp luật

Câu 19: Công an được bắt giữ người trong trường hợp nào dưới đây thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Hai nhà hàng xóm cãi nhau
  2. Học sinh gây gổ đánh nhau trong sân trường
  3. Chị B tung tin đồn, nói xấu người khác
  4. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy

Câu 20: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào sau đây?

  1. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng
  4. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

 

Câu 21: Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?

  1. Mắng N cho bõ tức
  2. Không nói gì và tỏ rõ sự bực tức
  3. Nêu vấn đề đó ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần
  4. Trực tiếp nói chuyện và nhắc nhở N không nên làm như vậy nữa

Câu 22: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình sẽ bị phạt tù bao lâu?

  1. Từ 2 tháng đến 1 năm
  2. Từ 3 tháng đến 2 năm
  3. Từ 4 tháng đến 3 năm
  4. Từ 5 tháng đến 5 năm

Câu 23: Khi nhận thấy nhóm hội tín ngưỡng của mình vẫn còn thiếu nhiều thành viên, bà B đã đi đến cổng trường học tuyên truyền và lôi kéo các em học sinh tin và theo bà cùng truyền giáo. Theo em hành động của bà B có đúng không?

  1. Hành động của bà B là sai, bà không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác
  2. Hành động của bà B là đúng, bà đang thực hiện tốt các biện pháp của để giúp cho tôn giáo của mình ngày một phát triển
  3. Đáp án A đúng B sai
  4. Đáp án B đúng A sai

Câu 24: Biết được A và B yêu mến nhau, nên C đã tìm cách đọc trộm tin nhắn cảu A và B từ điện thoại của B rồi kể cho một số bạn trong lớp cùng nghe. Khi biết chuyện B rất bực mình. Theo em, C đã vi phạm đến quyền nào dưới đây?

  1. Quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm
  2. Quyền bí mật thông tin cá nhân
  3. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại
  4. Quyền tự do yêu đương

Câu 25: Khi cả gia đình đang cùng nói về việc cải tạo khu sân vườn sao cho mát mẻ để tránh nắng mùa hè, M có đề xuất trồng thêm một số cây ăn quả, để vừa có thể có hoa quả ăn mà lại có thêm bóng mát. M đang trình bày dở ý kiến của mình thì chị H là chị của M chen ngang và cho rằng ý kiến của M không hay nên không cần nói tiếp nữa. Theo em, chị H đã vi phạm về quyền lợi gì của công dân?

  1. Quyền bình đẳng của công dân
  2. Quyền tự do ngôn luận của công dân
  3. Quyền trình bày ý kiến
  4. Quyền bảo hộ về thanh danh, nhân phẩm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay