Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 4)

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

  1. Mỗi công dân chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo
  2. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng
  3. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn
  4. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng

 

Câu 2: Trước những hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, chúng ta cần:

  1. Thờ ơ, vô cảm
  2. Lên án, ngăn chặn
  3. Học tập, noi gương
  4. Khuyến khích, cổ vũ

 

Câu 3: Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

  1. Tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
  2. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  3. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính
  4. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm

 

Câu 4: Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đều:

  1. Phải bồi thường thiệt hại
  2. Bị phạt cải tạo không giam giữ
  3. Phải chịu trách nhiệm pháp lí
  4. Bị tòa tuyên án tù chung thân

 

Câu 5: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc:

  1. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
  2. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm
  3. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị
  4. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm

 

Câu 6: Những ý nào sau đây nói đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Cưỡng bức người khác hiến mô, tạng để cứu giúp người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
  2. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  3. Cố tình trêu chọc, thực hiện các hành động kì lạ trên người khác khi không được sự đồng ý của người đó
  4. Đánh người gây ra thương tích nghiêm trọng

Câu 7: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
  2. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
  3. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
  4. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại?

  1. Kiểm tra lượng thư trước khi gửi
  2. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận
  3. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị
  4. Bóc xem thư của người khác gửi nhầm tới

Câu 9: Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?

  1. Tung tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia
  2. Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường
  3. Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước
  4. Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác

Câu 10: Theo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng công dân có thể làm gì trong các hành động sau đây?

  1. Quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo
  2. Quyền hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo
  3. Tham gia các lễ hội, học tập và thực hành giáo lí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín?

  1. Thư của người thân được phép mở ra xem
  2. Thư nhặt được thì được xem
  3. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau
  4. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ cho công tác điều tra

Câu 12: Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là gì?

  1. Đăng tác phẩm của công dân phù hợp với tôn chỉ
  2. Đăng tải tác phẩm của công dân không cần kiểm duyệt trước
  3. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của các công dân phù hợp với thị hiếu người đọc
  4. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí của khác của công dân phù hợp với tôn chỉ

Câu 13: Song hành cùng với các quyền tự do trong tôn giáo tín ngưỡng thì công dân còn phải chấp hành nghiêm chỉnh điều gì trong quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng?

  1. Tuân thủ các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan
  2. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác
  3. Không thực hiện các hành vi bị pháp luật ngăn cấm về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 14: Khi bịa đặt các tính huống xấu về người khác gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng
  2. Phạt tù giam giữ 2 năm
  3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc tù không giam giữ đến 2 năm hoặc tù từ 3 tháng đến 1 năm
  4. Bị phạt tiền 10.000.000 đồng

Câu 15: Việc làm nào sau đây là đúng?

  1. Vào nhà của người khác khi được sự đồng ý của chủ nhà
  2. Thực hiện khám xét nhà của công dân khi có đủ các giấy tờ cần thiết và người làm chứng đầy đủ
  3. Báo cho các cơ quan địa phương khi thấy tình huống đột nhập trái phép vào nhà người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?

  1. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  2. Người đó cho phép đọc
  3. Đọc giúp người khiếm thị
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 17: Trách nhiệm của học sinh là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin?

  1. Gương mẫu chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
  2. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
  3. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện theo các đường lối chính sách của Đảng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

  1. Tôn giáo
  2. Tín ngưỡng
  3. Mê tín dị đoan
  4. Truyền giáo

Câu 19: Theo em, tình huống sau đây là đúng hay sai “Anh P đang cùng các con chơi ngoài bãi đất trống, vô tình chiếc diều của con anh P bị rơi mắc trên hiên nhà của anh B. Sau khi gọi một hồi lâu thì anh phát hiện ra nhà anh B không có ai ở nhà. Anh P quyết định bật tường vào lấy diều cho các con”?

  1. Hành động của anh P là đúng vì đã giúp con tìm lại được món đồ chơi
  2. Hành động của anh P là sai vì chưa được sự đồng ý của chủ nhà là anh B mà đã tự ý trèo vào nhà
  3. Hành động của anh P không có ý xấu nên không được cho là sai
  4. Anh P không có động cơ trộm cắp các vật dụng trong nhà của anh B nên không vi phạm pháp luật

Câu 20: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?

  1. Không vì hành động của T không làm hư hại gì đến bức thư của mẹ
  2. Không vì hành động của T không có mục đích xấu
  3. Có vì T đã tự ý mở xem thư của mẹ
  4. Có vì T đã không nói cho mẹ việc mình đã xem thư của mẹ

 

Câu 21: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình bằng những việc làm nào sau đây?

  1. Chủ động nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
  2. Tuyên truyền các quy định của pháp luật đến mọi người xung quanh
  3. Thực hiện các các hành động về tôn giáo tín ngưỡng của mình phù hợp theo lứa tuổi
  4. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 22: Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?

  1. Viện Kiểm sát
  2. Tòa án nhân dân
  3. Cơ quan báo chí
  4. Cơ quan điều tra

Câu 23: Chị A và anh B quý mến nhau từ khi còn là sinh viên đại học, anh chị hứa hẹn đến khi hai đứa có công ăn việc làm ổn định sẽ lên duyên với nhau. Khi mẹ của anh B khi nghe tin chị A theo đạo Thiên chúa giáo thì đã phản đối chuyện tình cảm của hai người, anh B đang rất khó xử vì một bên là mẹ và gia đình một bên là người mà anh hết mực yêu thương. Theo em, anh B nên khuyên nhủ mẹ như thế nào để mẹ đồng ý chuyện của anh với chị A.

  1. Anh B vẫn thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn với chị A mặc cho mẹ ngăn cấm
  2. Anh B nên giải thích cho mẹ hiểu về quyền tự do tôn giáo của mỗi người và nói cho mẹ nghe về ý nghĩa sâu xa của các tôn giáo đều hướng con người ta đến cái tốt cái thiện, làm đẹp cho đời
  3. Anh B và chị A cần phải gạt bỏ qua định kiến của mẹ và đến với nhau
  4. Anh B và chị A nên bỏ đi nơi khác để không bị cha mẹ ngăn cấm chuyện tình cảm

Câu 24: Nghi ngờ người nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ của của ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật?

  1. Ông Q và vợ ông T
  2. Ông T
  3. Vợ ông T
  4. Ông T và vợ ông T

Câu 25: Em M có nhóm máu O, trong một lần đến viện kiểm tra sức khỏe, các y tá tại bệnh viện đã cố tình lấy máu của em để xét nghiệm nhiều hơn những bệnh nhân khác, chị P là mẹ của em M có thắc mắc và nhận được câu trả lời là do bệnh viện đang thiếu nguồn máu dự trữ nên nhưng ai có nhóm máu O đều phải hiến để hỗ trợ cho tình trạng khan hiếm này. Theo em, lời giải thích của người y tá đã thỏa đáng chưa?

  1. Lời giải thích của y tá là thỏa đáng vì ai trong chúng ta đều có trách nhiệm cứu người
  2. Lời giải thích của y tá là chưa thỏa đáng vì bất hành vi lấy máu của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ là vi phạm đến quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe mà nhà nước đã quy định
  3. Lời giải thích của y tá là thỏa đáng vì hai mẹ con chị P nên góp sức mình để cùng cứu chữa cho các bệnh nhân còn đang gặp khó khăn về nguồn máu
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay