Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Năm nào Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước?
A. 1900
B. 1911
C. 1920
D. 1925
Câu 2: Nguyễn Tất Thành làm gì trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin?
A. Thuyền trưởng
B. Phụ bếp
C. Thuyền viên
D. Thuyền phó
Câu 3: Nguyễn Tất Thành đã tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại quốc gia nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Trung Quốc
Câu 4: Năm nào Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai?
A. 1917
B. 1918
C. 1919
D. 1920
Câu 5: Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của ai?
A. Karl Marx
B. Lê-nin
C. Hồ Chí Minh
D. Mao Trạch Đông
Câu 6: Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
A. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản
B. Thành lập Đảng Cộng sản Pháp
C. Gửi bản Yêu sách
D. Tham gia Hội nghị Quốc tế Cộng sản
Câu 7: Năm nào Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp?
A. 1920
B. 1921
C. 1922
D. 1923
Câu 8: Ai là tác giả của bài thơ "Bác ơi"?
A. Chế Lan Viên
B. Tố Hữu
C. Sơn Tùng
D. Hoàng Quảng Uyên
Câu 9: Hình tượng Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật nào?
A. Chỉ trong lĩnh vực hội họa
B. Trong văn học, âm nhạc và điện ảnh
C. Chỉ trong lĩnh vực điện ảnh
D. Chỉ trong lĩnh vực văn học
Câu 10: Hồ Chí Minh có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Tư tưởng, văn hóa, giáo dục
C. Thể thao
D. Công nghệ
Câu 11: Tượng đài Hồ Chí Minh có mặt ở những quốc gia nào?
A. Chỉ ở Việt Nam
B. Ở nhiều nước như Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la
C. Chỉ ở Liên bang Nga
D. Chỉ ở Trung Quốc
Câu 12: Hồ Chí Minh được vinh danh không chỉ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn vì điều gì khác?
A. Đóng góp cho thể thao
B. Đóng góp cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
C. Đóng góp cho kinh tế
D. Đóng góp cho công nghệ
Câu 13: Trong lĩnh vực nghệ thuật, Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho ai?
A. Các nhà khoa học
B. Các nhạc sĩ, nhà biên kịch và nghệ sĩ
C. Các nhà chính trị
D. Các nhà văn
Câu 14: Tác phẩm nào không phải là một tác phẩm nghệ thuật về Hồ Chí Minh?
A. Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
B. Hẹn gặp lại Sài Gòn
C. Đường Kách mệnh
D. Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng
Câu 15: Hồ Chí Minh sáng lập Việt Minh vào tháng nào năm 1941?
A. Tháng 1
B. Tháng 5
C. Tháng 7
D. Tháng 8
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bồi, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào”.
(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)
a) Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.
b) Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rông, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
c) Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.
d) Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã bước đầu giải quyết được sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
a) Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.
b) Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước.
c) Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.
d) Cụm từ “đây là còn đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................