Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

(42 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1905-1911.

B. 1901-1911.

C. 1911-1915.

D. 1911-1920.

Câu 2: Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã

  1. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai.
  2. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  3. Tán thành việc gia nhập tổ chức quốc tế Cộng sản.
  4. Tham dự hội nghị quốc tế nông dân.

Câu 3: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Anh.

C. Trung Quốc.

D. Pháp.

Câu 4: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào nào sau đây?

  1. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (Pháp).
  2. Gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
  3. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
  4. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Trung Quốc.

Câu 5: Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã

  1. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  2. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
  3. gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Véc-xai.
  4. đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin.

Câu 6: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được in trên báo

  1. báo Nhân dân.
  2. báo Thanh niên.
  3. báo Nhân Đạo.
  4. báo Người Cùng khổ.

Câu 7: Nguyễn Ái Quốc chính thức trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam vào thời gian nào?

A. 10-1971.

B. 6-1919.

C. 7-1920.

D. 12-1920.

Câu 8: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào năm nào?

A. 1925.

B. 1924.

C. 1923.

D. 1922.

Câu 9: Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để tham dự sự kiện nào?

  1. Hội nghị Quốc tế Thiếu nhi.
  2. Hội nghị Quốc rế Phụ nữ.
  3. Hội nghị Quốc tế Nông dân.
  4. Hội nghị Quốc tế Công nhân.

Câu 10: Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

  1. Báo Tiền Phong.
  2. Tạp chí Thư tín quốc tế.
  3. Báo Thanh Niên.
  4. Báo An Nam trẻ.

Câu 11: Trong thời gian ở Liên Xô 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?

  1. Nhân đạo.
  2. Thanh Niên.
  3. Đời sống nhân dân.
  4. Tạp chí Cộng sản, Thư tín quốc tế.

Câu 12: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào thời gian nào?

A. 28-01-1940.

B. 28-01-1941.

C. 28-01-1942.

D. 28-01-1943.

Câu 13: Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tại đâu?

  1. Pác Bó (Cao Bằng).
  2. Khe Sanh (Đà Lạt).
  3. Ba Vì (Hà Nội).
  4. Côn Đảo (Phú Quốc).

Câu 14: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?

A. 21-10-1943.

B. 22-12-1944.

C. 25-12-1944.

D. 26-12-1954.

Câu 15: Cuối tháng 12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở

  1. Phay Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng).
  2. Chiêm Hóa, Tân Trào (Tuyên Quang).
  3. Võ Nhai, Đại Từ (Thái Nguyên).
  4. Vị Xuyên, Đồng Văn (Hà Giang).

Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập diễn ra vào thời gian nào?

A. 19-5-1890.

B. 2-9-1945.

C. 5-6-1911.

D. 20-12-1946.

2. THÔNG HIỂU (19 CÂU)

Câu 1: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin có ý nghĩa như thế nào?

  1. Giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
  2. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác.
  3. Giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  4. Giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.

Câu 2: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7-1920) không có ý nghĩa nào dưới đây?

  1. Chấm dứt hoàn toàn khủng hoảng về đường lối cứu nước.
  2. Tìm thấy được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
  3. Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước.
  4. Đánh dấu kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên trường quốc tế? A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xao (18-6-1919).

  1. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
  2. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường kách Mệnh.
  3. Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.

Câu 4: Sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên là

  1. đọc bản Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7-1920).
  2. trở thành ủy viên Ban chấp hành quốc tế nông dân (6-1923).
  3. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
  4. đại biểu tham dự đại hội V – Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô (1924).

Câu 5: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu

  1. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
  2. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
  3. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
  4. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Câu 6: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào?

  1. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương.
  2. Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang còn mạnh.
  3. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.
  4. Lực lượng cách mạng còn chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929?

  1. Sự suy yếu của Việt Nam Quốc dân Đảng.
  2. Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
  3. Phong trào công nhân phát triển mạnh.
  4. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 8: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  1. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin đã xâm nhập mạnh mẽ vào phong trào công nhân.
  2. Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
  4. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn đấu tranh tự giác.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (đầu năm 1930)?

  1. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để hội nghị thông qua.
  3. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.
  4. Chủ trì hội nghị.

Câu 10: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa

=> Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay