Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945?
A. Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
B. Ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
D. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 2: Ông Nguyễn Sinh Sắc – bố Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?
A. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức.
B. Người nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.
C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.
D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.
Câu 3: Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là
A. Nguyễn Văn Ba.
B. Nguyễn Sinh Sắc.
C. Nguyễn Ái Quốc.
D. Nguyễn Sinh Cung.
Câu 4: Nguyễn Sinh Cung lấy tên là Nguyễn Tất Thành vào năm nào?
A. Năm 1900.
B. Năm 1901.
C. Năm 1906.
D. Năm 1895.
Câu 5: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc
A. tham gia họa động trong Đảng Xã hội Pháp.
B. đến các châu lục để tìm đường cứu nước và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
C. gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 6: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ” được Hồ Chí Minh trả lời nhà văn Mỹ đăng trên báo nào?
A. Báo Nhân dân.
B. Báo Thanh niên.
C. Báo Tiền Phong.
D. Báo Người cùng khổ.
Câu 7: Khi bị bắt ở Hồng Kông vào tháng 6-1931, Nguyễn Ái Quốc mang thẻ căn cước mang tên là gì?
A. Nguyễn Tất Thành.
B. Nguyễn Sinh Cung.
C. Tống Văn Sơ.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 8: Câu 1: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác.
C. Giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên trường quốc tế?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xao (18-6-1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
C. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường kách Mệnh.
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.
Câu 10: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu
A. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929?
A. Sự suy yếu của Việt Nam Quốc dân Đảng.
B. Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
C. Phong trào công nhân phát triển mạnh.
D. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (đầu năm 1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để hội nghị thông qua.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.
D. Chủ trì hội nghị.
Câu 13: Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
A. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai.
B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Tán thành việc gia nhập tổ chức quốc tế Cộng sản.
D. Tham dự hội nghị quốc tế nông dân.
Câu 14: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào nào sau đây?
A. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (Pháp).
B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Trung Quốc.
Câu 15: “Trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới... Nguyễn Ái Quốc cũng đang lan tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” của nhà báo Ô-xíp Man-đen-xtam được trích trong tạp chí
A. Hoa học trò.
B. Cộng sản.
C. Ngọn lửa nhỏ.
D. Giáo dục – khoa học.
Câu 16: ............................................
............................................
.........................................…
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“…Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
a) Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.
b) Sự kiện Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã đánh dấu cuộc hành trình tìm đường cứu nước được kết thúc.
c) Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiêu cuốn sách của Lê-nin.
d) Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba vì đó là con đường cứu nước gắn giải phóng dân tộc với tiến bộ xã hội.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
(Trích: Nghị quyết số 24C/18.65, cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ở Pa-ri (Pháp), từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987)
a) Nghị quyết thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của UNESCO đối với Hồ Chí Minh.
b. Nghị quyết thể hiện quan điểm của mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới về Hồ Chí Minh.
c) Nghị quyết cho thấy Hồ Chí Minh có những cống hiến lớn về chính trị và những đóng góp quan trọng về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
d) Nghị quyết khẳng định Hồ Chí Minh đại diện cho xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................