Phiếu trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời ôn tập chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ

NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 1)

Câu 1: Thế kỉ XIII, nhiều quốc gia của người Thái được thành lập ở lưu vực:

A. sông Mê Nam.

B. sông Đà.

C. sông Hồng.

D. sông I-ra-oa-đi.

Câu 2: Quốc giáo của nhiều vương quốc hải đảo Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIII là:

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Nho giáo.

Câu 3: Tác phẩm văn học nào của cư dân Cam-pu-chia có nội dung kể lại các sự tích, tiền kiếp của đức Phật?

A. Riêm-kê.

B. Đăm-săn.

C. Quả bầu Nậm.

D. Ja-ta-ca.

 

Câu 4: Năm 1353, vương quốc Lan Xang:

A. sụp đổ.

B. được thành lập.

C. bị thực dân Pháp xâm lược.

D. bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

Câu 5: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Pha Ngừm thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang.

2. Người Lào Lùm di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sống hòa hợp với người Lào Thơng.

3. Lan Xang chiến thắng quân xâm lược Miến Điện.

A. 1 – 2 – 3.

B. 2 – 3 – 1.

C. 2 – 1 – 3.

D. 1 – 3 – 2.

Câu 6: Nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng đã được xây dựng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ngoại trừ:

A. Khu đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia).

B. Chùa Vàng (Thái Lan).

C. Chùa Vàng (Mi-an-ma).

D. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

 

Câu 7: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á mở đầu với sự kiện:

A. Nhà nước Cam-pu-chia ra đời.

B. Nhà nước độc lập của người Việt ra đời.

C. Nhà nước Pa-gan được thành lập.

D. Vương quốc Mô-giô-pa-hít được thành lập.

 

Câu 8: Bức tranh dưới đây mô tả nơi nào?

 

A. Thương càng Hội An

B. Thành phố Ma-lắc-ca

C. Đảo Gia-va

D. Thủ đô Bangkok

 

Câu 9: Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này?

A. Vương quốc Pa-gan.

B. Vương quốc Chăm-pa.

C. Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.

D. Vương quốc Phù Nam.

 

Câu 10: Sau khi quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII), nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ:

A. Vương quốc Su-khô thay.

B. Vương quốc A-út-thay-a.

C. Vương quốc Lan Xang (Lào ngày nay).

D. Vương quốc Chăm-pa.

 

Câu 11: Qua tìm hiểu về các thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, ta có thể rút ra nhận xét gì?

A. Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc tinh hoa văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, các nước này đã xây dựng được một nền văn hoá truyền thống riêng của dân tộc mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại những giá trị rất độc đáo.

B. Những thành tựu này cho thấy những phẩm chất quý báu của con người nơi đây như cần cù, chăm chỉ, chịu khó, yêu cái đẹp, có tinh thần chiến đấu bất khuất.

C. Ở góc độ kinh tế mà nói, đây là những thành tích đáng ghi nhận của một khu vực tuy gặp nhiều khó khăn về đời sống xã hội và điều kiện tự nhiên nhưng vẫn vươn mình phát triển mạnh mẽ.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về lịch sử Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI?

A. Hàng loạt quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam của Đông Nam Á như Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

B. Ở In-đô-nê-xi-a, từ rất nhiều nước nhỏ trên hai đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va, đến cuối thế kỉ XIII, dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527) hùng mạnh.

C. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.

C. Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma).

 

Câu 13: Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua

A. Giay-a-vác-man V.

B. Giay-a-vác-man VI.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Giay-a-vác-man VIII.

Câu 14: Đế chế Ăng-co còn được gọi là:

A. Đế chế Vát

B. Đế chế Khmer

C. Đế chế Cam-pu-chia

D. Đế chế phương Đông

 

Câu 15: Đâu không phải một tôn giáo ở thời kỳ Ăng-co?

A. Hin-đu giáo

B. Phật giáo Đại thừa

C. Phật giáo Theravada

D. Nho giáo

 

Câu 16: Ta có thể nhận xét gì về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co?

A. Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển đỉnh cao của Vương quốc Cam-pu-chia trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một cường quốc trong khu vực.

B. Thời kì Ăng-co là một thời kì có nhiều biến động, tuy vẻ ngoài thì phát triển mạnh mẽ nhưng bên trong tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và những điều xấu.

C. Thời kì Ăng-co làm lu mờ đi các trang sử hào hùng khác trong lịch sử Cam-pu-chia.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nhờ sớm có chữ viết và sử dụng phổ biến chữ Phạn, Cam-pu-chia đã lưu giữ được lịch sử qua bi kí gắn với những công trình kiến trúc.

B. Từ thế kỉ XIV trở đi, chữ Khơ-me dẫn dần thay thế chữ Phạn, niên giám hoàng gia được viết trên lá cọ.

C. Chữ Khơ-me của người Cam-pu-chia thời Ăng-co sau này trở thành tiền đề cho sự ra đời của hệ thống chữ hiện đại: chữ ghi âm.

D. Các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi cũng phát triển khá phong phú, tiêu biểu như sử thi “Reamker”, “Ja-ta-ca” – các bài kinh kể lại sự tích, tiền kiếp của đức Phật,..

 

Câu 18: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian:

A. Thế kỉ X − XV.

B. Thế kỉ XV – XVI.

C. Thế kỉ XV – XVII.

D. Thế kỉ XVI – XVIII.

 

Câu 19: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Vương quốc Lan Xang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt?

A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

B. Đứng đầu vương quốc là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.

C. Cuộc sống của cư dân sung túc, thanh bình.

D. Luôn giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng nhưng cũng cương quyết chống lại sự xâm lược.

 

Câu 20: Ta có thể nhận xét gì về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?

A. Vương quốc Lào thời Lan Xang phát triển thịnh vượng: bộ máy nhà nước được xây dựng khá hoàn chỉnh; kinh tế, xã hội phát triển; chính sách ngoại giao vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.

B. Vương quốc Lào thời Lan Xang phát triển khá thịnh vượng: bộ máy nhà nước được xây dựng khá hoàn chỉnh; kinh tế, xã hội không phát triển lắm; chính sách ngoại giao mềm dẻo.

C. Vương quốc Lào thời Lan Xang không phát triển: bộ máy nhà nước được xây dựng không hoàn chỉnh; kinh tế, xã hội kém phát triển; chính sách ngoại giao mềm yếu, nhu nhược.

D. Vương quốc Lào thời Lan Xang phát triển mạnh mẽ, mang tư tưởng, cách tổ chức nhà nước, xã hội theo kiểu hiện đại, tiên tiến.

 

Câu 21: Em có suy nghĩ gì về các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Vương quốc Lào thời Lan Xang?

A. Những thành tựu này cho thấy những phẩm chất quý báu của con người nơi đây như cần cù, chăm chỉ, chịu khó, yêu cái đẹp, có tinh thần chiến đấu bất khuất.

B. Ở góc độ kinh tế mà nói, đây là những thành tích đáng ghi nhận của một khu vực tuy gặp nhiều khó khăn về đời sống xã hội và điều kiện tự nhiên nhưng vẫn vươn mình phát triển mạnh mẽ.

C. Người Lào đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình với nhiều thành tựu tiêu biểu, đồng thời cũng có sự tiếp thu chọn lọc thành tựu văn hoá của các nước trong khu vực.

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 22: Câu nào dưới đây không đúng?

A. Dưới thời phong kiến, người Lào đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình.

B. Người Lào đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của người Chăm-pa.

C. Người Lào đã sáng tạo ra những điệu múa vui tươi, cởi mở.

D. Vương quốc Lan Xang đã có những cuộc chiến tranh nhỏ với Đại Việt vào năm 1479 – 1480.

 

Câu 23: Cho đoạn văn sau:

“Chùa Wat Xieng Thong là một trong những ngôi chùa cổ nhất và là ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố Luang Prabang. Ngôi chùa nằm ở ngã ba sông Mê Công và sông Nậm Khăn. Ngôi chùa được tạo dựng vào năm 1559 – 1560. Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là chùa của thành phố Vàng.

Là ngôi chùa đẹp và quan trọng nhất của Luang Prabang với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Wat Xieng Thong là ngôi chùa chính bao quanh là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan đẹp đẽ.

Từ ngoài vào trong, trên các tường là những phù điêu, điêu khắc, chạm trổ công phu, sắc sảo nội dung dựa theo Phật tích.

Mỗi năm, vào dịp Bunpimay (Tết Lào) mọi chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Lào cũng như quan chức trong chính quyền tại Luang Prabang đều hội tụ về chùa hành lễ chào mừng năm mới, rước tượng Prabang từ Bảo Tàng Viện về an vị trong sân chùa Xiêng Thông, mọi người cùng tắm tượng Phật Prabang bằng nước hoa đại suốt một ngày, biểu hiện lòng sùng tín đối với Phật giáo.”

Vì sao chùa Wat Xieng Thong được coi là ngôi chùa đẹp nhất và quan trọng nhất của kinh đô cổ Luang Prabang?

A. Vì đây là ngôi chùa duy nhất ở Luang Prabang đạt được những tiêu chuẩn về một ngôi chùa đẹp theo quan niệm của Phật giáo.

B. Vì ngôi chùa đã thể hiện được chiều sâu về vẻ đẹp và lịch sử của triều đại Lan Xang.

C. Vì đây là ngôi chùa lâu đời, mang lối kiến trúc đặc thù của Lào, phản ánh tín ngưỡng, văn hoá, xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 24: Hình nào sau đây thể hiện điệu múa truyền thống của Lào?

A. 

B. 

C. 

D. 

 

Câu 25:  Đâu không phải là một công trình kiến trúc của Cam-pu-chia?

A. 

B. 

C. 

D. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay