Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nhà Trần đã thực hiện biện pháp nào để duy trì quyền lực của hoàng tộc, đồng thời bảo vệ sự ổn định của triều đại?
A. Áp dụng chế độ "ngụ binh ư nông" để giảm gánh nặng quân sự.
B. Xây dựng hệ thống đồn điền và phát triển kinh tế tự chủ.
C. Thiết lập chế độ thái thượng hoàng để bảo đảm quyền lực tập trung trong hoàng tộc.
D. Thực hiện chính sách hạn điền để kiểm soát quyền sở hữu ruộng đất.
Câu 2: Nhà Trần đã tiến hành cuộc cải cách quân đội với chính sách "ngụ binh ư nông". Chính sách này có ảnh hưởng như thế nào đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước?
A. Giúp quân đội nhà Trần có thể duy trì lực lượng đông đảo mà không làm suy giảm sản xuất nông nghiệp.
B. Làm giảm sức mạnh quân sự do quân đội không được huấn luyện chuyên nghiệp.
C. Khiến quân đội thiếu kinh nghiệm chiến đấu vì chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp.
D. Chỉ áp dụng đối với quân đội ở khu vực đồng bằng mà không triển khai ở miền núi.
Câu 3: Một trong những biện pháp quan trọng giúp nhà Trần duy trì ổn định đất nước là thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô. Ý nghĩa sâu xa của chính sách này là gì?
A. Hạn chế sự gia tăng quyền lực của quý tộc và địa chủ, bảo vệ tầng lớp nông dân.
B. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân bằng cách mở rộng quyền sở hữu ruộng đất.
C. Giúp các quý tộc nhà Trần củng cố địa vị bằng cách thu gom đất đai của dân.
D. Mở rộng quyền lực của hoàng gia bằng cách kiểm soát toàn bộ ruộng đất trong nước.
Câu 4: Việc nhà Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng để trưng cầu ý kiến các bô lão vào năm 1285 có ý nghĩa gì đối với thể chế chính trị và xã hội lúc bấy giờ?
A. Tạo ra tiền lệ cho việc mở rộng dân chủ, cho phép toàn dân tham gia chính trị.
B. Khẳng định vai trò của tầng lớp quý tộc trong việc ra quyết sách lớn của đất nước.
C. Củng cố sự đoàn kết giữa triều đình và nhân dân, khơi dậy tinh thần chống giặc ngoại xâm.
D. Chứng minh rằng nhà Trần không thể tự quyết định chiến lược chống Nguyên - Mông.
Câu 5: Chính sách nào của nhà Trần đã giúp tạo ra một tầng lớp quan lại tài giỏi, góp phần củng cố bộ máy nhà nước?
A. Đề cao tư tưởng Phật giáo để thu hút nhân tài từ tầng lớp tu sĩ.
B. Mở rộng hệ thống khoa cử, tuyển chọn quan lại dựa trên năng lực thay vì xuất thân.
C. Phong tước cho các võ quan có công để họ nắm giữ các chức vụ quan trọng.
D. Giảm thiểu vai trò của tầng lớp Nho sĩ trong triều đình để duy trì quyền lực quý tộc.
Câu 6: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
A. Nông nghiệp phát triển.
B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc.
C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
Câu 7: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ
A. Quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.
B. Nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam.
C. Do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.
D. Do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm.
Câu 8: Sau khi quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XI), nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ
A. Vương quốc Su-khô-thay.
B. Vương quốc A-út-thay-a.
C. Vương quốc Lan Xang (Lào ngày nay).
D. Vương quốc Chăm-pa.
Câu 9: Yếu tố nào đã tạo ra sự xáo trộn về dân cư ở khu vưc Đông Nam Á thế kỉ XIII?
A. Ảnh hưởng của thiên tai
B. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ.
C. Cuộc xâm lược của thực dân phương Tây
D. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
Câu 10: Trong các thế kỉ X - XI, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất ở
A. Đông Nam Á.
B. Châu Á.
C. Đông Dương.
D. Thế giới.
Câu 11: Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa của:
A. Cam-pu-chia.
B. Đông Nam Á và thế giới.
C. Nhân loại.
D. Châu Á.
Câu 12: Nét đặc sắc của văn hóa lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
B. Đều có hệ thống chữ viết riêng
C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc
D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng
Câu 13: Từ cuối thế kỉ XIX, Cam-pu-chia và Lào bị thực dân nào xâm lược, thống trị?
A. Thực dân Hà Lan.
B. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
C. Thực dân Mi-an-ma
D. Thực dân Pháp
Câu 14: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.
Câu 15: Điền vào chỗ trồng câu sau đây sao cho đúng.
“ Sau khi Xu-li-nha Yông-xa qua đời, nước Lan Xang chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau: Luông Pha-bang, ......... và Chăm-pa-xăc ”.
A. Xiêng Khoảng.
B. Sê-nô.
C. Mường Sài.
D. Viêng Chăn.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không đúng về ý nghĩa của việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:
a) Chấm dứt tình trạng phân tán cát cứ.
b) Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.
c) Tạo nền tảng xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
d) Là sự khởi đầu của chế độ phong kiến độc lập lâu dài.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh đúng khi nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô:
a) Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
b) Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng.
c) Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến.
d) Đặt cơ sở cho sự phát triển trong giai đoạn sau.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................