Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 13: TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1: Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành:

  1. “Miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé
  2. Trung tâm văn hoá và học thuật đỉnh cao trên thế giới.
  3. Công xưởng sản xuất vũ khí cho các nước đế quốc
  4. Một đất nước văn minh, tiến bộ

Câu 2: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hong Kong của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:

  1. Hiệp ước Nam Kinh
  2. Hiệp ước Bắc Kinh
  3. Hoà ước Quảng Tây
  4. Hoà ước Biển Đông

Câu 3: Ngày 10/10/1911 diễn ra sự kiện gì?

  1. Cách mạng bùng nổ ở Vũ Xương
  2. Viên Thế Khải thay thế Tôn Trung Sơn
  3. Quân Anh thua trận.
  4. Quân Pháp thua trận.

Câu 4: Trung Hoa Dân quốc được thành lập vào thời gian nào?

  1. 05/1911
  2. 10/1911
  3. 12/1911
  4. 02/1912

Câu 5: Các cường quốc phương Tây, khi chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc:

  1. Tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Tôn Trung Sơn.
  2. Tiêu diệt các cuộc nổi dậy Thái bình thiên quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân.
  3. Mua bán chiến thuyền, gia tăng vũ lực.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là ai?

  1. Hàm Phong
  2. Đồng Trị
  3. Quang Tự
  4. Phổ Nghi

Câu 7: Đâu là Viên Thế Khải?

A.

B.

C.

D.

Câu 8: Thiên hoàng Minh trị tên là gì?

  1. Mutsuhito
  2. Naruhito
  3. Fumio Kishida
  4. Masako

Câu 9: Đâu không phải là một công ty độc quyền ở Nhật Bản?

  1. Mitsui
  2. Rockefeller
  3. Mitsubishi
  4. Sumitomo

Câu 10: Sau năm 1853, chính quyền Mạc phủ Tokugawa:

  1. Ngày càng suy yếu.
  2. Ngày càng hùng mạnh.
  3. Đã biến Nhật Bản thành một nước đế quốc.
  4. Đã biến Nhật Bản thành một nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Quyền lực của Mạc phủ chấm dứt vào năm nào?

  1. 1853
  2. 1868
  3. 1890
  4. 1945

Câu 12: Với cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản đã:

  1. Phát triển vượt bậc, trở thành nước tư bản công nghiệp
  2. Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
  3. Có vị thế bình đẳng với các nước Âu – Mỹ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Chiến tranh Trung – Nhật diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1860 – 1862
  2. 1868 – 1874
  3. 1886 – 1889
  4. 1894 – 1895

Câu 14: Đâu không phải một thuộc địa của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?

  1. Đài Loan
  2. Trung Đông
  3. Bán đảo Liêu Đông
  4. Triều Tiên

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1: Kết cục của Chiến tranh thuốc phiện là gì?

  1. Chính quyền Mãn Thanh giành thắng lợi, buộc thực dân Anh rút khỏi Trung Quốc.
  2. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho thực dân Anh.
  3. Chính quyền Mãn Thanh phải đầu hàng và chia nửa quyền cai quản đất nước cho thực dân Anh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành:

  1. Một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
  2. Một nước phong kiến hoàn toàn
  3. Một nước thuộc địa hoàn toàn
  4. Một nước độc lập hoàn toàn

Câu 3: Tháng 02/1912 diễn ra sự kiện gì?

  1. Quân Anh chiếm được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc
  2. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống
  3. Tôn Trung Sơn tuyện thệ nhậm chức Chủ tịch nước
  4. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

Câu 4: Sau khi tiêu diệt được các cuộc nổi dậy nhờ sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do tầng lớp quý tộc tổ chức vào những năm 1860, triều đình nhà Thanh tiếp tục làm gì?

  1. Tấn công quân Anh đòi lại Hong Kong.
  2. Giải quyết vấn đề hiện đại hoá quân đội.
  3. Thay đổi thể chế nhà nước từ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đầu thế kỷ 20, nhà Thanh rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục theo đuổi cải cách, họ sẽ khiến giới quý tộc bảo thủ mất lòng, nếu ngăn cản việc đó họ lại khiến những người theo đường lối cách mạng tức giận. Cuối cùng nhà Thanh đã đi theo con đường nào?

  1. Con đường cải cách
  2. Con đường cách mạng
  3. Con đường trung dung
  4. Con đường đầu hàng

Câu 6: Đâu là một việc làm cho thấy Từ Hy Thái Hậu góp phần làm cho nhà Thanh suy yếu?

  1. Năm 1890, bà dâng toàn bộ vùng phía bắc sông Trường Giang cho các nước đế quốc.
  2. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu lạng bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho Hạm đội Bắc Hải.
  3. Bà ủng hộ những chính sách cải cách không hợp lí của hoàng đế Quang Tự.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Cuộc Duy tân Minh Trị là:

  1. Một loạt những điều chỉnh về chính trị năm 1868 ở Nhật Bản.
  2. Cuộc đại cách mạng công nghiệp khi Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi nhằm biến Nhật Bản thành hải cảng lớn nhất thế giới.
  3. Một loại cải cách mà Thiên hoàng Minh Trị tiến hành năm 1868
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu là một cải cách về kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?

  1. Áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.
  3. Tổ chức, đẩy nhanh áp dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như:

  1. Một cuộc cách mạng công nghiệp
  2. Một cuộc cách mạng tư sản
  3. Một cuộc cách mạng vô sản
  4. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 10: Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở Nhật Bản đầu thế kỉ XX đã kéo theo:

  1. Sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng
  2. Những tiến bộ trong nghiên cứu nông nghiệp
  3. Việc phát xít hoá toàn bộ bộ máy chính quyền của Nhật Bản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đâu là cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị?

  1. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
  2. Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí,...
  3. Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Thời kỳ Minh Trị kéo dài từ năm nào đến năm nào?

  1. 1868 – 1900
  2. 1868 – 1912
  3. 1889 – 1918
  4. 1889 – 1945

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Năm 1840, thực dân Anh đã lấy cớ gì để gây chiến với Trung Quốc?

  1. Chính quyền Mãn Thanh không mở cửa buôn bán với thương nhân Anh.
  2. Thái tử Anh bị ám sát khi đang làm việc trên đất Trung Quốc.
  3. Chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào không đúng về tình hình các nước nhảy vào xâu xé Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX?

  1. Đức chiếm vùng Sơn Đông
  2. Anh chiếm vùng Bắc Kinh, Thiên Tân
  3. Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc
  4. Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông

Câu 3: Vấn đề tồn đọng của cách mạng Tân Hợi là gì?

  1. Không xoá bỏ triệt để giai cấp phong kiến
  2. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
  3. Không chống lại các nước đế quốc xâm lược
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1877-1878 thiên tai xảy ra tại các tỉnh Bắc Kinh, Bắc Bình, số người chết vô số kể.
  2. Từ năm 1855, sông Hoàng Hà tại phía đông tỉnh Hà Nam bị vỡ; dòng sông trước kia chảy qua phía bắc tỉnh Giang Tô, đổi sang tỉnh Sơn Đông; sông mới hẹp nước chảy khó khăn, nên đê thường bị vỡ.
  3. Chính phủ nhà Thanh vơ vét cũng là nguyên nhân khiến nhân dân chịu thống khổ. Triều đình phải vơ vét do chi tiêu gia tăng, nguồn tài chính kiệt quệ.
  4. Sau chiến tranh Giáp Ngọ (1894) tiền vay về chi phí chiến tranh khoảng 1.200 vạn lượng, tiền bồi thường cho Nhật khoảng 2.600 vạn lượng, tất cả đều phải vay, mỗi năm phải trả 2.300 vạn lượng.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về chiến tranh Pháp – Thanh?

  1. Căng thẳng Pháp-Thanh đẩy lên cao trào sau khi quân Thanh đánh úp lực lượng Pháp trong trận Bắc Lệ, cách Lạng Sơn gần 30 km vào tháng 6/1884.
  2. Tháng 8/1884, hạm đội hùng hậu của Pháp bao gồm 7 tàu chiến và 2 tàu phóng lôi nổ súng tấn công các tàu Trung Quốc cách Phúc Châu vài km. Trận đánh diễn ra chỉ vỏn vẹn 30 phút các tàu chiến Pháp đánh chìm 9 tàu chiến của nhà Thanh, bao gồm cả tàu được vũ trang hạng nặng.
  3. Tới ngày 25/8/1884, hạm đội Pháp hướng ra biển, trên đường đi họ bắn phá và dễ dàng tiêu diệt tất cả các pháo lũy của nhà Thanh bố trí dọc theo bờ sông.
  4. Sau trận Phúc Châu, hải quân Pháp tiếp tục tiến lên phía bắc, phong tỏa cảng biển Thượng Hải.

Câu 6: Đâu không phải một cải cách về chính trị của cuộc Duy tân Minh Trị?

  1. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
  2. Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
  3. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
  4. Bước đầu áp dụng mô hình Cộng sản chủ nghĩa.

Câu 7: “Ngày nay, mong muốn thiết tha của Chính phủ và nhân dân chúng tôi là phấn đấu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang thụ hưởng. Hướng đến mục đích này, chúng tôi đã thực hiện theo mô hình quân đội, hải quân, khoa học, viện giáo dục của các nước tiên tiến, và dưới tác động của ngoại thương, các tri thức vừa kể đã đến với chúng tôi một cách tự do,...”

Đây là lời phát biểu của ai?

  1. Mutsuhito
  2. Ito Hirobumi
  3. Okuma Shigenobu
  4. Aikokusha

Câu 8: Sự kiện chính trị nào xảy ra vào năm 1889 ở Nhật Bản?

  1. Thành lập chính phủ theo mô hình của Đức
  2. Ban hành Hiến pháp
  3. Đảo chính
  4. Thiết lập chính phủ Cộng hoà với quyền lực lớn thuộc về Quốc hội.

Câu 9: Đâu không phải một chính sách giáo dục của cuộc Duy tân Minh Trị?

  1. Để các môn xã hội Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân làm môn bắt buộc thay cho Toán và Văn.
  2. Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc
  3. Tăng cường nội dung khoa học – kĩ thuật
  4. Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây

Câu 10: Hình ảnh sau đây thể hiện điều gì?

  1. Đô đốc Perry và tàu Mỹ đến vịnh Edo
  2. Sức mạnh quân sự của Nhật Bản
  3. Tàu chiến dưới thời Thiên hoàng Minh Trị
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Đâu là nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911)?

  1. Vua nhà Thanh thoái vị, đất nước hoàn toàn rơi vào tình trạng thuộc địa, nhân dân đói khổ, cùng cực, cả các nhà tư sản dân tộc cũng không còn cơ hội phát triển, điều này đã khiến nhân dân nổi dậy.
  2. Chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc, điều này gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân.
  3. Tôn Trung Sơn, lãnh tụ của cuộc cách mạng dân tộc, bị chính quyền các nước đế quốc ám hại, khiến cho lòng dân căm phẫn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Đông. Năm 13 tuổi, ông được người anh là tư sản Hoa kiều cho đi du học ở Nhật Bản, Mỹ, Anh. Vì thế, ông sớm có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu – Mỹ.
  2. Cách mạng Tân Hợi giành được thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  3. Cách mạng Tân Hợi đã kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
  4. Cuộc cách mạng xã hội và nhất là tư tưởng của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đến cả thế giới, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay