Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 10: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của:

  1. Cách mạng tư sản.
  2. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
  3. Cách mạng công nghiệp
  4. Cách mạng vô sản.

Câu 2: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?

  1. Karl Marx
  2. F. Engels
  3. V. I. Lenin
  4. Cả A và B.

Câu 3: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1848.
  2. Năm 1864.
  3. Năm 1876.
  4. Năm 1895.

Câu 4: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1848.
  2. Năm 1864.
  3. Năm 1889.
  4. Năm 1895.

Câu 5: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới được bầu ra theo nguyên tắc:

  1. Tiến cử.
  2. Bầu cử.
  3. Căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.
  4. Phổ thông đầu phiếu.

Câu 6: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân:

  1. Boston
  2. Chicago
  3. Philadelphia
  4. New York

Câu 7: Ngày 01/05 trở thành ngày Quốc tế Lao động từ năm nào?

  1. 1886
  2. 1889
  3. 1914
  4. 1945

Câu 8: Chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra vào thời gian nào?

  1. Tháng 07/1870
  2. Tháng 03/1871
  3. Tháng 10/1881
  4. Tháng 02/1882

Câu 9: Hội đồng Công xã ra đời vào:

  1. 18/03/1871
  2. 26/03/1871
  3. 15/04/1891
  4. 27/08/1891

Câu 10: Hội đồng Công xã tập trung trong tay quyền:

  1. Lập pháp
  2. Hành pháp
  3. Tư pháp
  4. Cả A và B.

Câu 11: Các chính sách của Hội đồng Công xã đều hướng tới quyền lợi của:

  1. Đại đa số quần chúng
  2. Tầng lớp tư sản
  3. Hoàng tộc và quý tộc
  4. Công nhân

Câu 12: Công xã Paris tồn tại được bao nhiêu lâu?

  1. 72 ngày
  2. 1 năm
  3. Đến thế chiến thứ nhất.
  4. Đến nay.

Câu 13: Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là gì?

  1. Quân Phổ bại trận.
  2. Quân Pháp thua trận.
  3. Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến.
  4. Nhân dân Paris nổi dậy đòi lật đổ chính quyền Napoleon III, thiết lập nền Cộng hoà.

Câu 14: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới là:

  1. Chính phủ lâm thời.
  2. Hội đồng Xô viết.
  3. Hội đồng Công xã.
  4. Uỷ ban Công xã.

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1: “Phong trào Hiến chương” là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của:

  1. Công nhân Pháp.
  2. Công nhân Anh.
  3. Công nhân Hà Lan.
  4. Công nhân Đức

Câu 2: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản là:

  1. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
  2. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
  3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  4. Tuyên ngôn của những người cộng sản.

Câu 3: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản:

  1. Về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
  2. Về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.
  3. Về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
  4. Về sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cầu thành lập:

  1. Quốc tế Cộng sản.
  2. Tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân.
  3. Cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.
  4. Tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế.

Câu 5: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động sống chen chúc....; đây là những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố,... Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đẩy rác rưởi và xác sinh vật,.., thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối".

Đoạn trên đây nói về:

  1. Vẻ đẹp của thành phố Copenhagen thế kỉ XVIII
  2. Ô nhiễm môi trường ở châu Âu sau Cách mạng công nghiệp
  3. Điều kiện sống của công nhân Anh thế kỉ XIX
  4. Điều kiện sống của người dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX

Câu 6: Tháng 6 – 1848, công nhân Paris:

  1. Tụ hợp lại thành một đội quân vũ trang, tấn công chính quyền Pháp.
  2. Đứng lên khởi nghĩa đòi tăng lương, có việc làm, thực hiện cải cách dân chủ.
  3. Bị sa thải hàng loạt bởi các ông chủ tư sản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu là kết quả chiến tranh Pháp – Phổ?

  1. Thành phố Paris và nước Pháp tan hoang.
  2. Pháp chiến thắng ngoạn mục.
  3. Napoleon III cùng 10 vạn quân thất trận ở Sedan và bị bắt làm tù binh.
  4. Napoleon I cùng 10 vạn quân thất trận ở Sedan và bị bắt làm tù binh.

Câu 8: Chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập sau chiến tranh Pháp – Phổ tên là gì?

  1. Chính phủ Vệ quốc
  2. Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân
  3. Công hoà Dân chủ Pháp
  4. Công xã Paris

Câu 9: Khi “Chính phủ Vệ quốc” chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ thì nhân dân Paris:

  1. Đồng thuận để đất nước được yên bình.
  2. Đồng ý vì quân Phổ mạnh hơn quân Pháp quá nhiều.
  3. Không đồng ý. Họ muốn chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.
  4. Không đồng ý. Họ muốn nước Pháp phải làm bá chủ thế giới.

Câu 10: Đâu không phải một uỷ ban được thành lập để thi hành pháp luật sau khi Hội đồng Công xã ra đời?

  1. Uỷ ban Tư pháp
  2. Uỷ ban Đối ngoại
  3. Uỷ ban Quân sự
  4. Uỷ ban Thường trực Quốc hội

Câu 11: Đối với quân đội thường trực thì Hội đồng Công xã Paris có chính sách gì?

  1. Giải thể, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng
  2. Củng cố sức mạnh, mua thêm trang bị, vũ khí
  3. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.
  4. Đưa một bộ phận sang Anh để huấn luyện.

Câu 12: Chính sách nào của Hội đồng Công xã Paris là không đúng?

  1. Giáo dục công miễn phí.
  2. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
  3. Tính tổng số tiền và tài sản mà nhân dân Paris đang có rồi đem chia đều cho tất cả để không ai hơn nhau.
  4. Bình ổn giá bán bánh mì.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX, do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản đã dẫn đến sự thành lập:

  1. Các đảng, nhóm có khuynh hướng tiến bộ của giai cấp công nhân.
  2. Các đảng của giai cấp công nhân.
  3. Các Đảng Cộng sản.
  4. Các nhóm có khuynh hướng mác-xít.

Câu 2: Karl Marx sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... gốc Do Thái ở thành phố Trier, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng (3)..., năm 23 tuổi đỗ (4)... và sớm có khuynh hướng (5)... nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Paris (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia (6)....

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1800, công nhân, giỏi lí luận, Thạc sĩ, cách mạng, phong trào công nhân.
  2. 1775, quý tộc, về kinh doanh, Cử nhân, nghiên cứu khoa học, Quốc tế vô sản.
  3. 1818, trí thức, thông minh, Tiến sĩ, cách mạng, phong trào công nhân.
  4. 1850, nghèo khổ, ngu dốt, cấp một, phản động, đánh nhau.

Câu 3: F. Engels sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... giàu có ở thành phố Barmen, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm (3)...., F. Engels sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn (4)....

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1812, yêu nước, 1844, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  2. 1820, chủ xưởng, 1842, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
  3. 1843, quý tộc, 1895, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  4. 1864, công chức, 1943, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Câu 4: Năm (1)..., F. Engels từ Anh sang Pháp và gặp Karl Marx, hai ông đã thành lập (2)... – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1844, Đồng minh những người cộng sản
  2. 1848, Quốc tế cộng sản
  3. 1864, Quốc tế vô sản
  4. 1779, Cộng sản Đồng minh hội

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ngày 1 – 5 – 1886, tại Chicago và nhiều thành phố khác của Hoa Kỳ đã bãi công, biểu tình, đòi ngày làm 8 giờ.
  2. Sự lớn mạnh của phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883)...
  3. Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập thay thế Quốc tế thứ nhất với sứ mệnh lịch sử thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới.
  4. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

Câu 6: Trưa ngày 18 – 3 diễn ra sự kiện gì?

  1. Từ đồi Montmartre, nhân dân và quân đội Quốc dân quân tiến vào thủ đô, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Versailles
  2. Từ đồi Montmartre, nhân dân và quân đội của “Chính phủ Vệ quốc” tiến vào thủ đô, Quốc dân quân bỏ chạy về Versailles.
  3. Quốc dân quân tuyên chiến với quân Phổ, tìm cách giành lại những vùng đất bị tạm chiếm.
  4. “Chính phủ Vệ quốc” tuyên chiến với quân Phổ, tìm cách giành lại những vùng đất bị tạm chiếm.

Câu 7: “(1) Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2 – 4, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc” bắt đầu tấn công vào Paris. (2) Chiến luỹ được dựng lên trên khắp đường phố để bảo vệ Công xã. (3) Sau một “Tuần lễ đẫm máu” ngày 28–5 – 1871, chiến luỹ cuối cùng tại nghĩa trang Père-Lachaise bị phá vỡ, 150 chiến sĩ Công xã đã chiến đấu đến người lính cuối cùng.”

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

  1. (1)
  2. (2)
  3. (3)
  4. Không có câu nào

Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của Công xã Paris?

  1. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do giai cấp tư sản thực hiện, lật đổ chính quyền độc tài tại Paris, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
  2. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Paris, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
  3. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp vô sản tại Paris, lập ra chính quyền mới với những đặc điểm của xã hội tiên tiến ngày nay.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Ý nghĩa của Công xã Paris là gì?

  1. Công xã Paris đã cho thế giới thấy bộ mặt thật của các tầng lớp xã hội ở Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
  2. Công xã Paris đã mở ra một kỉ nguyên mới đối với nước Pháp – kỉ nguyên giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
  3. Công xã Paris đã cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động và để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Bức tranh sau mô tả hoạt động gì?

  1. Người dân Paris đầu hàng quân Phổ sáng 18/03/1871
  2. Người dân Paris và binh lính bên những khẩu đại bác trên đồi Montmartre sáng 18/03/1871
  3. Sự tàn phá của chiến tranh ở Pháp cuối thế kỉ XIX
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

  1. Trong suốt thời kì tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
  2. Quốc tế thứ nhất chỉ tập trung vào những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học.
  3. Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế.
  4. Quốc tế thứ nhất thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

Câu 2: Cách mạng công nghiệp đã có tác động như thế nào đến thế giới?

  1. Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện.
  2. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,...
  3. Giai cấp công nhân đã dần hình thành và cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay