Trắc nghiệm bài 5 quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5 quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
BÀI 5: QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ CỦA ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ:
A. Thuận Hoá
B. Thanh Hoá
C. Cà Mau
D. Hà Nội
Câu 2: Dinh Thái Khanh được thành lập năm nào?
A. 1653
B. 1611
C. 1592
D. 1707
Câu 3: Phủ Gia Định được thành lập năm nào?
A. 1650
B. 1678
D. 1698
D. 1740
Câu 4: Phủ Gia Định không bao gồm tỉnh nào?
A. Nghệ An
B. Đồng Nai
C. Bình Dương
D. Tiền Giang
Câu 5: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành nào hiện nay?
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Hải Nam
D. Cao Hùng
Câu 6: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành nào hiện nay?
A. Khánh Hoà
B. Palawan
C. Sabah
D. Bà Rịa Vũng Tàu
Câu 7: Quần đảo Hoàng Sa nằm ở đâu?
A. Biển Đông
B. Vịnh Bắc Bộ
C. Thái Bình Dương
D. Ấn Độ Dương
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?
A. Vào đầu thế kỉ XVI, xứ Thuận Hoá, Quảng Nam dân cư thưa thớt.
B. Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn “hoang điền nhàn thổ”.
C. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất. Quá trình này được đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa Ngọc Vạn (con của chúa Nguyễn Hoàng) với chúa Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài.
D. Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Khi Nguyễn Hoàng vào nam trấn thủ, ông đã làm gì?
A. Cùng con cháu vượt biển sang Malaysia
B. Thành lập thủ phủ Sài Gòn.
C. Đẩy mạnh di dân, khai phá vùng đất phía Nam.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đến cuối thế kỉ XVI, cả vùng Thuận – Quảng đã có khoảng:
A. 12 xã, thôn
B. 126 xã, thôn
C. 1226 xã, thôn
D. 12226 xã, thôn
Câu 3: Năm 1611 diễn ra sự kiện gì?
A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Cà Mau
B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
C. Nguyên Hoàng đem quân ra Bắc dẹp loạn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sự kiện gì xảy ra năm 1757?
A. Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
B. Liên quân Hà Lan tấn công vùng đất Nam
C. Chúa Nguyễn triển khai xây dựng công ty đường biển Hội An
D. Triều đại của chúa Nguyễn sụp đổ.
Câu 5: Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là:
A. Hoàng Sa và Trường Sa
B. Tây Sa và Tam Sa
C. Trường Sa và đảo Phú Quốc
D. Hoàng Sa và đảo Phú Quốc
Câu 6: Bãi Cát Vàng là chỉ:
A. Quần đảo Hoàng Sa
B. Quần đảo Trường Sa
C. Quần đảo Tây Sa
D. Quần đảo Phú Quốc
Câu 7: Vùng đất màu đỏ được mở rộng từ năm nào?
A. 1306
B. 1471
C. 1611
D. 1620
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục:
A. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong
B. Củng cố việc phòng thủ đất Thuận – Quảng
C. Vừa thực hiện chính sách khai hoang, đẩy mạnh việc khai phá các vùng đất mới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn không làm chủ vùng đất/biển nào?
A. Vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
B. Các đảo, quần đảo ở Biển Đông
C. Vịnh Thái Lan
D. Vùng đất núi cao phía Bắc
Câu 3: Theo cuốn “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, họ Nguyễn:
A. Mỗi năm đều đưa thuỷ quân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tập trận.
B. Đã thiết lập trạm trung chuyển hàng hoá trên biển giữa các nước trong khu vực và với phương Tây.
C. Mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến Bãi Cát Vàng lấy hàng hoá.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện:
A. Không đồng đều, tuỳ vào tình hình ngân khố mỗi năm.
B. Có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải
C. Nhanh chóng, quyết liệt nhằm biến hai quần đảo này thành vùng kinh tế mới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Sử triều Nguyễn có chép gì về chúa Nguyễn Hoàng?
A. Chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để xem xét tình hình và cắm cờ xác lập chủ quyền.
B. Chúa mang tư tưởng của thời đại mới nhờ đó mà dân chúng ấm lo, dân Việt thoát khỏi cảnh lạc hậu, kém cỏi.
C. Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt... được dân mến phục... Nghiệp để dựng lên từ đấy
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Bài ca dưới đây nói về điều gì?
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai/ba Khao lề thế lính Hoàng Sa.
A. Non xanh nước biếc của Việt Nam
B. Sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa
C. Sự khó khăn, nguy hiểm khi đi ra đảo của đội Hoàng Sa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII đã khẳng định:
A. Tinh thần yêu nước, thương dân của các triều đại phong kiến Việt Nam.
B. Quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
C. Giá trị truyền thống và quý báu của ngành hàng hải Việt Nam.
D. Tất cả các đáp án trên.