Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của nông nghiệp Đàng Trong dần đưa đến:

  1. Sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
  2. Sự giàu sang của tầng lớp nông dân
  3. Sự phát triển của công nghiệp
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?

  1. Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa Nguyễn làm quan.
  2. Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm.
  3. Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người
  4. Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông có được không biết bao nhiêu mà kể

Câu 3: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, tại sao ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII lại có tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi; vì thu cá tôm mà phải cất giấu chài lưới,....”?

  1. Vì phủ chúa chỉ muốn dân chúng tập trung vào làm nông nghiệp thay vì làm nghề thủ công, tránh tình trạng nhiều thương nhân trở nên giàu có.
  2. Vì để có tiền giải quyết khó khăn, phủ chúa có lệnh “ai có nghề gì cũng đều phải nộp thuế” và mức thu thì quá cao.
  3. Vì những người này lo sợ sẽ bị chúa bán đi làm nô lệ ở những nơi khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Trong các thế kỉ XVI - XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?

  1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
  2. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
  3. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
  4. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.

Câu 5: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?

  1. Đống Đa, Hà Nội
  2. Vinh, Nghệ An
  3. An Khê, Gia Lai
  4. Cần Thơ

Câu 6: Ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII, người nông dân mất ruộng đất phải làm gì?

  1. Lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác
  2. Chuyển qua làm nghề thủ công và trồng cây công nghiệp lâu năm.
  3. Tự tử vì không còn có thể kiếm miếng ăn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Vào đầu thế kỉ XVI, xứ Thuận Hoá, Quảng Nam dân cư thưa thớt.
  2. Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn “hoang điền nhàn thổ”.
  3. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất. Quá trình này được đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa Ngọc Vạn (con của chúa Nguyễn Hoàng) với chúa Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài.
  4. Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

Câu 8: Ở nửa đầu thế kỉ XVIII, bộ máy làng xã:

  1. Ngày càng biến chất, trở thành công cụ trong tay bọn cường hào, tạo thêm một tầng áp bức bóc lột nặng nề đè lên đầu người nông dân.
  2. Ngày càng tinh gọn, đảm bảo được quyền tự do, dân chủ của người dân.
  3. Trở nên phức tạp hơn rất nhiều với quá nhiều quan lại ở mỗi bộ phận.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là

  1. Nam triều.
  2. Bắc triều.
  3. chính quyền Đàng Ngoài.
  4. chính quyền Đàng Trong.

Câu 10: Đâu không phải tác động/ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  1. Các phong trào cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử
  2. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
  3. Các phong trào thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công
  4. Phong trào đã buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...

Câu 11: Bài ca dưới đây nói về điều gì?

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ba Khao lề thế lính Hoàng Sa.

  1. Non xanh nước biếc của Việt Nam
  2. Sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa
  3. Sự khó khăn, nguy hiểm khi đi ra đảo của đội Hoàng Sa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là

  1. thành Đa Bang.
  2. thành Tây Đô.
  3. lũy Pháo Đài.
  4. Lũy Thầy.

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Bỉnh Khiêm?

  1. Ông đỗ Trạng nguyên thời Mạc, được phong tước Trình Quốc Công
  2. Dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
  3. Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác tập thơ “Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập” có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật
  4. Ông có nhiều đóng góp cho toán học cũng như sự nghiệp giáo dục nước nhà thời kì nhà Mạc và chúa Nguyễn Hoàng.

Câu 14: Đến đầu thế kỉ XVI, tình trạng của nhà Lê như thế nào?

  1. Có sự phát triển vượt bậc
  2. Dần suy thoái
  3. Lâm vào tình trạng khủng hoảng
  4. Bị quân Minh đánh bại hoàn toàn

Câu 15: Sự kiện nào sau đây không đúng vào ngày 30/01/1789?

  1. Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi
  2. Sáng sớm, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa
  3. Khi bị tấn công, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Niên Canh Nghiêu nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
  4. Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.

Câu 16: Câu nào không đúng về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất?

  1. Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa.
  2. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
  3. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
  4. Sau khi ông bị quân triều đình giết năm 1769 thì cuộc khởi nghĩa cũng kết thúc.

Câu 17: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn không làm chủ vùng đất/biển nào?

  1. Vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
  2. Các đảo, quần đảo ở Biển Đông
  3. Vịnh Thái Lan
  4. Vùng đất núi cao phía Bắc

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nông nghiệp của Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Ở Đàng Ngoài, từ khi đất nước làm vào các cuộc xung đột từ Nam – Bắc triều (1533 – 1592) đến Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627 – 1672), kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
  2. Vào cuối thế kỉ XVII, xung đột chấm dứt, nền nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.
  3. Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp nghèo nàn nhất cả nước trong các thế kỉ XVII – XVIII.
  4. Sự phát triển của nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất “thẳng cánh cò bay".

Câu 19: Vùng đất màu đỏ được mở rộng từ năm nào?

  1. 1306
  2. 1471
  3. 1611
  4. 1620

Câu 20: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:

  1. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
  2. Chiếm được Lan Xang
  3. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  4. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.

Câu 21: Ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, tại sao nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Vì người dân ở đây mua được các loại máy móc, phân đạm hiện đại của người phương Tây.
  2. Vì chính quyền chúa Nguyễn tổ chức khai hoang và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  3. Vì người dân ở đây không biết làm gì ngoài làm nông nghiệp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  1. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
  2. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
  3. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  4. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

Câu 23: Sự mục nát của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả gì?

  1. Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
  2. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Minh xâm lược lãnh thổ Đại Việt.
  3. Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của ba anh em họ Nguyễn ở vùng Tây Sơn.
  4. Tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?

  1. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
  2. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
  3. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
  4. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.

Câu 25: Xem hình ảnh ở câu 4 phần Thông hiểu. Các cuộc khởi nghĩa chủ yếu nổ ra ở đâu?

  1. Khu vực miền núi phía bắc
  2. Khu vực gần Đàng Trong
  3. Khu vực đồng bằng sông Hồng và quanh kinh thành Thăng Long
  4. Khu vực phía tây

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay