Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 5: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Câu 1: Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với những đại diện xuất sắc là:

  1. Karl Marx và F. Engels
  2. L. Feuerbach và G. Hegel
  3. Karl Marx và L. Feuerbach
  4. Cả A và B.

Câu 2: Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo là tiểu thuyết miêu tả:

  1. Sự khó khăn, đói khổ của người xưa
  2. Thế giới của những con người nghèo khổ một cách chân thực
  3. Thực trạng chiến tranh thế giới
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ứng dụng những thành tựu khoa học, nhiều phát minh, cải tiến kĩ thuật ra đời trong thế kỉ XIX, ngoại trừ:

  1. Cải tiến kĩ thuật luyện kim
  2. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới
  3. Chế tạo máy công cụ
  4. Công nghệ thông tin

Câu 4: Vào thế kỉ XIX, âm nhạc tràn đầy tính lãng mạn không gắn với tên tuổi của:

  1. L. Beethoven
  2. F. Chopin
  3. W. Mozart
  4. P. I. Tchaikovsky

Câu 5: Ai đưa ra định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng?

  1. I. Newton
  2. M. Lomonosov
  3. C. Darwin
  4. A. Einstein

Câu 6: Sự ra đời của lí thuyết nào là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người?

  1. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  2. Kinh tế chính trị học tư sản
  3. Cộng sản xã hội học
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ngành tâm lí học ra đời với hai nhà tiên phong là:

  1. I. Pavlov và S. Freud
  2. K. Marx và F. Engels
  3. T. Edison và E. Berliner
  4. Ferdinand de Saussure và Noam Chomsky

Câu 8: Đâu không phải một nhà thơ để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Eadmer
  2. A. Pushkin
  3. Johann Goethe
  4. W. Thackeray

Câu 9: Các ngành khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX gắn liền với:

  1. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  2. Học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Sự xuất hiện của nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1859, C. Darwin đưa ra thuyết tiến hoá: giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là chọn lọc tự nhiên.
  2. Năm 1860, G. Mendel công bố các nghiên cứu về di truyền thông qua các thí nghiệm trên thực vật.
  3. Năm 1869, D. I. Mendeleev công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.
  4. Năm 1898, hai vợ chồng Pierre Curie và Marie Curie tìm ra năng lượng phi tự nhiên, đặt nền tảng cho ngành hạt nhân học.

Câu 11: Máy điện thoại do ai phát minh?

  1. McKay
  2. A. G. Bell
  3. T. Edison
  4. Emile Berliner

Câu 12: Câu nào sau đây đúng về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Đạt được những tiến bộ vượt bậc với nhiều phát minh lớn của thế giới.
  2. Có phát triển nhưng không được đồng đều và không có nhiều thành tựu nổi trội.
  3. Chỉ đạt được những tiến bộ ở lĩnh vực vũ khí quân sự.
  4. Không đạt được nhiều tiến bộ do sự tình trạng chiến tranh liên miên.

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hội hoạ theo trường phái Ấn tượng phát triển mạnh mẽ trong những năm 1860 và năm 1870 ở Pháp.
  2. Trường phái Ấn tượng đề cao việc vẽ tranh ngoài trời và chú trọng sự tương phản của màu sắc để thể hiện con người và cảnh vật ở một thời điểm, một khoảnh khắc hiện thực đang diễn ra.
  3. Hoạ sĩ ở trường phái Ấn tượng được Chính phủ các nước đề cao nên kiếm được rất nhiều tiền.
  4. Claude Monet (1840 – 1926), danh hoạ người Pháp, là người mở đầu của trường phải Ấn tượng.

Câu 14: Đây là nhà khoa học nào?

  1. I. Newton
  2. M. Lomonosov
  3. C. Darwin
  4. A. Einstein

Câu 15: Vào những năm 1890, I. Páp-lốp (người Nga) đã phát hiện ra

  1. phản xạ có điều kiện.
  2. thuyết tiến hóa.
  3. thuyết vạn vật hấp dẫn.
  4. lực hút của Trái Đất.

Câu 16: Đâu không phải một tác phẩm văn học trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Nhà thờ Đức Bà Paris
  2. Những người khốn khổ
  3. Cuộc đời của thánh Audrey
  4. Chiến tranh và hoà bình

Câu 17: Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của:

  1. Kim cương làm từ carbon
  2. Các nguyên liệu mới (thép, nhôm,..)
  3. Sắt không gỉ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Đâu không phải một tác động của những trào lưu tư tưởng tiến bộ trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản
  2. Thúc đẩy chiến tranh, làm suy thoái kinh tế toàn cầu.
  3. Phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột
  4. Từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Câu 19: Trong các thế kỉ XVIII - XIX, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi cuả

  1. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.
  2. A. Xmit và D. Ri-các-đô.
  3. C.H. Xanh-xi-mông và S. Phu-ri-ê.
  4. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

Câu 20: Sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?

  1. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh trí tuệ.
  2. Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.
  3. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.
  4. Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên có sự thay đổi.

Câu 21: A. Smith và D. Ricardo cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

  1. Triết học tư sản
  2. Chủ nghĩa tâm lí chuẩn
  3. Kinh tế chính trị học tư sản
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22:

Đây là hình ảnh của:

  1. Cung điện Versailles
  2. Cung điện Buckingham
  3. Cung điẹn Topkapi
  4. Cung điện Mùa đông

Câu 23: Năm 1807, Fulton (người Mỹ) đã lần đầu tiên chế tạo được:

  1. Máy vi tính
  2. Máy bay
  3. Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước
  4. Pin mặt trời

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về thành tựu khoa học và kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
  2. Việc phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.
  3. Những phát minh sáng chế trong nông nghiệp được chú trọng. Vì nhu cầu cung cấp lương thực lớn, các loại máy móc, phương pháp tân tiến nhất được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
  4. Những thành tựu đó đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.

Câu 25: Bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?

  1. Vích-to Huy-gô.
  2. Lép Tôn-xtôi.
  3. H. Ban-dắc.
  4. Lo Bai-rơn.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVII – XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay