Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: “Hỡi hi vọng của Tổ quốc! Hãy đấu tranh cho tương lai tươi sáng của Philippines” là lời kêu gọi của ai?

  1. José Rizal
  2. Ferdinand Marcos Jr.
  3. Sara Duterte-Carpio
  4. Tagalog

Câu 2: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã

  1. phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.
  3. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
  4. duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 3: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thay mặt Chính phủ Anh ở Ấn Độ là:

  1. Một Thủ tướng và 6 bộ thành viên, có quyền lực chi phối toàn bộ lĩnh vực xã hội và kinh tế.
  2. Một Phó vương và một hội đồng điều hành gồm 5 uỷ viên, có quyền lực như một chính phủ
  3. Một Tư lệnh và một đảng Bảo thủ gồm 10 thành viên chính.
  4. Một Tư lệnh và một đảng Tự do gồm 10 thành viên chính

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ chính sách khai thác kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ?

  1. Tài nguyên đất nước dần vơi cạn.
  2. Kinh tế phát triển thiếu cân đối.
  3. Thiếu hụt lương thực, nạn đói trầm trọng.
  4. Kinh tế Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc.

Câu 5: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các đồn điền ở Ấn Độ được lập ra chỉ trồng:

  1. Trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện,..
  2. Các loại rau
  3. Các loại cây lương thực: lúa mì, ngô, lúa gạo,…
  4. Các loại cây lấy gỗ giá trị cao.

Câu 6: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:

  1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
  2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
  3. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục?

  1. Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc.
  2. Cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.
  3. Tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật.
  4. Thi hành chính sách giáo dục tự nguyện.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu bước hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ của thực dân Anh?

  1. Ngày 01/01/1877, Nữ hoàng Anh Victoria tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ
  2. Ngày 02/05/1870, Thủ tướng Anh tuyên bố sáp nhập Ấn Độ vào với chính quốc.
  3. Ngày 10/10/1881, Tuyên ngôn Độc lập của Ấn Độ ra đời.
  4. Tháng 11/1885, Anh tiêu diệt toàn bộ lực lượng chống lại Anh trên toàn cõi Ấn Độ

Câu 9: Năm 1905, ở Cam-pu-chia có cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo của

  1. nhà sư Ang-xnuông.
  2. Ong Kẹo.
  3. Com-ma-đam.
  4. Phò Cà Đuột.

Câu 10: Chính sách phát triển kinh tế của thực dân Anh áp đặt lên Ấn Độ đã dẫn đến tình trạng:

  1. Thừa mứa lương thực
  2. Thiếu hụt lương thực
  3. Tầng lớp tư sản thì kiệt quệ còn tầng lớp vô sản dần giàu lên
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Kết cục của Chiến tranh thuốc phiện là gì?

  1. Chính quyền Mãn Thanh giành thắng lợi, buộc thực dân Anh rút khỏi Trung Quốc.
  2. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho thực dân Anh.
  3. Chính quyền Mãn Thanh phải đầu hàng và chia nửa quyền cai quản đất nước cho thực dân Anh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12:

Câu 13: “Bắt đầu từ những thương điểm do ………….. lập ra vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh dần dần thôn tính và biến Ấn Độ thành thuộc địa có giá trị nhất của họ.”

Hãy điền vào chỗ trống.

  1. Công ty Đông Ấn Anh
  2. Công ty Đông Ấn Hà Lan.
  3. Thương nhân người Pháp
  4. Chính quyền Mogul

Câu 14: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hong Kong của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:

  1. Hiệp ước Nam Kinh
  2. Hiệp ước Bắc Kinh
  3. Hoà ước Quảng Tây
  4. Hoà ước Biển Đông

Câu 15: Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là ai?

  1. Hàm Phong
  2. Đồng Trị
  3. Quang Tự
  4. Phổ Nghi

Câu 16: Đại diện ưu tú của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là

  1. Hồng Tú Toàn.
  2. Khang Hữu Vi. 
  3. Lương Khải Siêu.
  4. Tôn Trung Sơn.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra, đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản Ấn Độ.
  2. Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội.
  3. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.
  4. Kể từ M. Gandhi nắm quyền Đảng Quốc đại vào năm 1889, Đảng Quốc đại trở nên hùng mạnh, áp đảo về thực dân Anh trong việc tác động đến người dân.

Câu 18: Đâu là Viên Thế Khải?

B.

Câu 19: Năm 1885, Anh hoàn thành xâm chiếm:

  1. Myanmar
  2. Malaysia
  3. Indonesia
  4. Timor Leste.

Câu 20: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?

  1. Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
  2. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
  3. Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

  1. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
  2. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
  3. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
  4. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

Câu 22: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị lên Ấn Độ vào thời gian nào?

  1. Giữa thế kĩ XIX
  2. Đầu thế kỉ XIX
  3. Hoàn thành xâm chiếm vào đầu thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào giữa thế kỉ XIX
  4. Hoàn thành xâm chiếm vào giữa thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào cuối thế kỉ XIX

Câu 23: Sau năm 1853, chính quyền Mạc phủ Tokugawa:

  1. Ngày càng suy yếu.
  2. Ngày càng hùng mạnh.
  3. Đã biến Nhật Bản thành một nước đế quốc.
  4. Đã biến Nhật Bản thành một nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 24: Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

  1. Sơn Đông.
  2. Đông Bắc.
  3. Châu thổ sông Trường Giang.
  4. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Câu 25: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1872
  2. 1890 – 1895
  3. 1896 – 1898
  4. Đầu thế kỉ XX

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay