Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?
A. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
B. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
C. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
D. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.
Câu 2: Đâu là chính sách về văn hoá, giáo dục trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Chú trọng truyền bá văn hoá phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
B. Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.
C. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu nào sau đây đúng về chính trị ở nước ta đầu thế kỉ XX?
A. Quyền lực nằm trong tay người Pháp
B. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
C. Nước ta bước đầu áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa, với quyền lực chia đều cho cả thực dân Pháp và chính phủ nước ta.
D. Cả A và B.
Câu 4: Vào đầu thế kỉ XX, vì sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp?
A. Vì Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp
B. Vì Việt Nam chưa áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Vì người Việt Nam lúc đó còn không biết đến khái niệm kinh tế là gì.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Phong trào Cần vương kéo dài được đến:
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Giữa thế kỉ XX
Câu 6: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?
A. Phan Đình Phùng
B. Tôn Thất Thuyết
C. Đề Thám
D. Nguyễn Thiện Thuật
Câu 7: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?
A. Du kích
B. Đánh trực diện
C. Loạn tiễn
D. Mua chuộc đối phương
Câu 8: Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào năm nào?
A. 1883
B. 1885
C. 1892
D. 1896
Câu 9: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?
A. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
B. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
C. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Nửa đầu thế kỉ XIX, về nông nghiệp, nhà Nguyễn đã:
A. Chủ trương nhập các loại máy móc, phân đạm hiện đại từ các thương nhân nước ngoài để gia tăng năng suất.
B. Không chú trọng hỗ trợ ruộng đất cho dân chúng, khiến cho dân nghèo không có cơm ăn, sinh ra căm phẫn.
C. Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...
D. Cả A và C.
Câu 11: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:
A. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
B. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
C. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Ở thời vua Minh Mạng, vùng đất Quảng Yên hiện nay là một phẩn tỉnh/thành nào sau đây?
A. Quảng Ninh
B. Hải Phòng
C. Điện Biên
D. Cả A và B.
Câu 13: Năm 1885, Anh hoàn thành xâm chiếm:
A. Myanmar
B. Malaysia
C. Indonesia
D. Timor Leste.
Câu 14: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, Philippines là thuộc địa của:
A. Pháp
B. Anh
C. Mỹ
D. Tây Ban Nha
Câu 15: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Đầu thế kỉ XX
B. Cuối thế kỉ XX
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
“... Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".
(Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.12, 13
Dưới đây có một số nhận định như sau:
a) Nguyễn Tất Thành lựa chọn con đường bạo lực ngay từ đầu để giành độc lập cho dân tộc.
b) Câu “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” nói về hoạt động tìm đường cứu nước của Phan Châu Trinh.
c) Người phát biểu ý kiến muốn ra nước ngoài học hỏi, rồi trở về giúp đỡ đồng bào là Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này).
d) Cụ Phan Bội Châu đặt hy vọng vào Nhật Bản, mong muốn Nhật giúp đỡ Việt Nam chống lại thực dân Pháp.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Ở khu vực Đông Nam Á lục địa, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi ở ba nước Đông Dương. Tại Campuchia, nhà sư Ang-xnuông lãnh đạo khởi nghĩa năm 1905. Ở Lào, nổi bật là khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901-1903) và khởi nghĩa Ong Kẹo, Com-ma-đam (1901-1937). Tại Việt Nam, phong trào Cần Vương (1885-1896), các hoạt động yêu nước của văn thân, sĩ phu và khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) đã gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.”
Khi thảo luận về một số phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Tại Campuchia, nhà sư Ang-xnuông đã lãnh đạo khởi nghĩa chống thực dân Pháp vào năm 1905.
b) Ở Lào, khởi nghĩa của Phò Cà Đuột diễn ra từ năm 1901 đến năm 1903 và đã giành được độc lập hoàn toàn.
c) Tại Việt Nam, phong trào Cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 nhằm mục đích khôi phục lại triều đại nhà Nguyễn dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi.
d) Khởi nghĩa Yên Thế ở Việt Nam (1884-1913) đã gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................