Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức lại chủ trương chạy đua vũ trang?
A. Vì để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
B. Vì Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,...
C. Vì Đức muốn trở thành một nước bá chủ thế giới.
D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 2: Vua độc quyền khổng lồ ở Mỹ từ cuối thế kỉ XIX là:
A. Vua dầu mỏ Rockefeller
B. Vua thép Mooc Gan
C. Vua ô tô Ford
D. Rockefeller, Mooc Gan, Ford,…
Câu 3: Vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì:
A. Tây Ban Nha đe doạ chủ quyền của Mỹ.
B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.
C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.
D. Mỹ giúp đỡ Cuba và Philippines giành độc lập.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: cartel ở Đức, syndicat ở Pháp, trust ở Mỹ,…
B. Sự tập trung sản xuất, tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự hình thành những chính phủ lớn trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.
C. Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, bao gồm: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc,…
D. Sự xuât hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa,… là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 5: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
B. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.
C. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
D. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
Câu 6: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?
A. Ở vị trí dẫn đầu thế giới.
B. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.
C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp.
D. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.
Câu 7: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân:
A. Boston
B. Chicago
C. Philadelphia
D. New York
Câu 8: Ngày 01/05 trở thành ngày Quốc tế Lao động từ năm nào?
A. 1886
B. 1889
C. 1914
D. 1945
Câu 9: Chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra vào thời gian nào?
A. Tháng 07/1870
B. Tháng 03/1871
C. Tháng 10/1881
D. Tháng 02/1882
Câu 10: Hội đồng Công xã ra đời vào:
A. 18/03/1871
B. 26/03/1871
C. 15/04/1891
D. 27/08/1891
Câu 11: Hội đồng Công xã tập trung trong tay quyền:
A. Lập pháp
B. Hành pháp
C. Tư pháp
D. Cả A và B.
Câu 12: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 13: Phần màu vàng là khối nào trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khối Liên minh
B. Khối Hiệp ước
C. Khối Đồng minh
D. Khối Phát-xít
Câu 14: Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd và bao vây Cung điện Mùa Đông vào thời gian nào?
A. 02/1917
B. 24/10/1917 (06/11 theo dương lịch)
C. 25/10/1917 (07/11 theo dương lịch)
D. Đầu năm 1918
Câu 15: Việc người dân vùng dậy lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng gọi là gì?
A. Cách mạng tháng Hai
B. Cách mạng tháng Mười
C. Cách mạng vô sản Nga
D. Cách mạng tư sản Nga
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Về mặt chính trị, các nước Âu - Mỹ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX chứng kiến sự chuyển biến lớn với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đế quốc và các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp công nhân và tầng lớp lao động. Các hệ thống chính trị dần mở rộng quyền bầu cử và tham gia chính trị của công dân, song vẫn tồn tại nhiều bất bình đẳng và áp bức xã hội. Đồng thời, các mâu thuẫn về lợi ích giữa các đế quốc dẫn tới sự gia tăng căng thẳng, cuối cùng góp phần bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
a) Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ trong các nước Âu - Mỹ giai đoạn này.
b) Không có sự thay đổi nào trong hệ thống chính trị và xã hội của các nước Âu - Mỹ thời kỳ này.
c) Các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi quyền lợi ngày càng gay gắt.
d) Các đế quốc Âu không có mâu thuẫn và luôn hợp tác hòa bình với nhau.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Trong bối cảnh xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển, chủ nghĩa Mác được Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập như một học thuyết khoa học nhằm phân tích và giải thích các mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Chủ nghĩa Mác đề xuất con đường đấu tranh giai cấp để xây dựng xã hội không có áp bức và bất công, là tiền đề cho các phong trào cách mạng công nhân trên thế giới.
a) Chủ nghĩa Mác được sáng lập bởi Karl Marx và Friedrich Engels nhằm giải thích các mâu thuẫn trong xã hội tư bản.
b) Chủ nghĩa Mác không liên quan đến các phong trào công nhân và cách mạng xã hội.
c) Chủ nghĩa Mác đề xuất đấu tranh giai cấp để xây dựng xã hội công bằng, không áp bức.
d) Chủ nghĩa Mác chỉ là một học thuyết triết học không có ứng dụng thực tiễn.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................