Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
Giáo án Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 9: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1989)
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (9.1 – 9.5) và phần Em có biết để nhận thức về nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh (1947 – 1989).
Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) để sưu tầm thông tin trên internet, một số hình ảnh về vị trí nơi đất nước bị chia cắt bị chia cắt do tác động của Chiến tranh lạnh ở Đức, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên và ghi chú thích ở dưới mỗi hình.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Đọc và sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về tình hình Chiến tranh lạnh (1947 – 1989).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Chiến tranh lạnh.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Chiến tranh lạnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà sử học thông thái, đoán tên các nhân vật lịch sử thông qua đoạn thông tin được đưa ra.
c. Sản phẩm: Tên các nhân vật lịch sử.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà sử học thông thái.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ HS chia làm 2 đội, đoán tên các nhân vật lịch sử thông qua đoạn thông tin được đưa ra.
+ Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.
- GV lần lượt đọc các đoạn thông tin cho HS đoán tên các nhân vật lịch sử:
Thông tin 1: Ông là ai? - Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ từ năm 1933 cho đến khi qua đời (năm 1945). - Thành viên Đảng Dân chủ, là tổng thống duy nhấ trong lịch sử Hoa Kỳ đã đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp và trở thành nhân vật trung tâm trong các sự kiện thế giới vào nửa đầu thế kỷ XX. - Đã chỉ đạo chính phủ liên bang trong phần ln thời kì Đại khủng hoảng, thực hiện chương trình nghị sự nội địa New Deal nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. |
Thông tin 2: Ông là ai? - Nhà hoạt động chính trị, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (1922 - 1953). - Dưới sự lãnh đạo của ông và Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, chống phát xít Đức (1941 - 1945), giải phóng nhiều nước ở Trung và Đông Âu dẫn tới sự thành lập hệ thống xã hội chủ nghĩa. |
Thông tin 3: Ông là ai? - Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (1945 – 1953). - Thực hiện Kế hoạch Mác-san, tái thiết nền kinh tế Tây Âu, sáng lập NATO. - Ngày 12/3/1947, ông đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô. |
Thông tin 4: Ông là ai? - Là một trong những nhân vật cực kì có sức ảnh hưởng nửa sau thế kỉ thứ XX. - Được phương Tây khen ngợi vì vai trò mấu chốt trong việc chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì chính trị mới ở Liên Xô. - Có vai trò đối với sự sụp đổ của các chính quyền theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở Đông và Trung Âu, dẫn đến sự thống nhất nước Đức. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe thông tin GV đưa ra, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời 2 đội chơi nhanh tay giành quyền trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Thông tin 1: Ru-dơ-ven. | Thông tin 2: G. Xta-lin. |
Thông tin 3: He-ri S.Tru-man. | Thông tin 4: Goóc-ba-chốp. |
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu, Mỹ và Liên Xô cùng một chiến tuyến chống lại chủ nghĩa phát xít. Gần cuối cuộc chiến tranh, vào tháng 2/1945, những người đứng đầu của Anh, Mỹ, Liên Xô đã cùng ngồi với nhau ở Hội nghị l-an-ta, với một cái nhìn chung về thế giới thời hậu chiếu. Nhưng tình hình sau đó đã thay đổi nhanh chóng. Thế giới bị lôi cuốn vào một tình trạng mà lịch sử gọi đó là “Chiến tranh lạnh”. Chiến tranh lạnh bắt đầu như thế nào? Biểu hiện và hậu quả cuộc chiến tranh này là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9 - Chiến tranh lạnh.
U. Sớc-sin (Anh), Ru-dơ-ven (Mỹ), Xta-lin (Liên Xô) ở I-an-ta năm 1945
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 9.2, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.44, 45 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến với tư cách là những quốc gia mạnh nhất thế giới. + Năm 1945 – 1947, hai nước vẫn cố duy trì mối quan hệ hợp tác thời chiến. + Tuy nhiên, giữa hai nước ngày càng nảy sinh nhiều bất đồng trong quá trình giải quyết những hậu quả của cuộc chiến. Vậy đó là những bất đồng gì? - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 9.2, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.44, 45 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh. Tư liệu 1: “Theo Tơ-ru-man, các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính”… Vì vậy, Mỹ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do”… chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của Liên Xô”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, Quyển A, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr.34) Tổng thống Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ (T3/1947) - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về mục đích phát động Chiến tranh lạnh của Mỹ? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: (HS nêu quan điểm cá nhân) Gợi ý: Mục đích phát động Chiến tranh lạnh của Mỹ: bao vây, cô lập, tiêu diệt Liên Xô và nhà nước xã hội chủ nghĩa. (Mở rộng: Ngay từ thời nước Nga Xô viết, Mỹ và các nước đế quốc khác đã tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ thông qua việc hình thành liên quân 14 nước đế quốc trong giai đoạn 1918 – 1929. Mỹ và các nước tư bản đã bao vây, cô lập Liên Xô trong suốt thập niên 20, đầu thập niên 30 của thế kỉ XX). Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ thù địch giữa Liên Xô với Mỹ và các nước tư bản ngày càng căng thẳng). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh: + Sự khác biệt trong quan điểm giữa Mỹ và Liên Xô về quá trình giải quyết hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ Hội nghị I-an-ta). + Quan điểm của Tổng thống He-ri S.Tru-man đối đầu với chủ nghĩa cộng sản, phản ứng của Liên Xô và quan điểm của Giờ-đa-nốp chia thế giới thành hai phe. → Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài (Chiến tranh lạnh): Mỹ tiến hành chính sách thù địch về mọi mặt chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. → Chạy đua vũ trang giữa 2 phe, bùng nổ chiến tranh cục bộ. - GV mở rộng: Thuật ngữ “lạnh” được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị, nó được gọi là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh Kết quả Phiếu học tập số 1 về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh đính kèm phía dưới Hoạt động 1.
| |||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác tư liệu 9.3 – 9.5, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.46, 47 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu các biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về các biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Không có bất kì cuộc giao tranh trực tiếp nào nhưng bầu không khí ngờ vực và thù địch luôn tồn tại thường trực giữa Mỹ và Liên Xô. Vậy, để giữ các nước châu Âu trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ đã có hành động gì? - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác tư liệu 9.3 – 9.5, thông tin mục 2 SGK tr.46, 47 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
9.4. Các sự kiện quan trọng trong Chiến tranh lạnh - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.47, kết hợp khai thác tư liệu 9.2 và mở rộng kiến thức về biểu hiện của Chiến tranh lạnh (có 2 vấn đề phản ánh đặc điểm của Chiến tranh lạnh): + Bức tường Béc-lin: được xây dựng vào năm 1961 - biểu tượng của sự chia cắt thế giới thành hai phe - đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Bức tường Béc-lin ngăn cách Đông Đức và Tây Đức – một biểu hiện của Chiến tranh lạnh Video: Đức tưởng niệm ngày xây dựng Bức tường Béc-lin. https://www.youtube.com/watch?v=p3OPQ2EOvXw + Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba năm 1962: đặt Mỹ và Liên Xô trước khả năng xung đột trực tiếp nhưng hai nước đã kiềm chế để đi đến giải pháp có tính tương nhượng nhau. → Trong Chiến tranh lạnh, thế giới bị phân thành hai phe, không xảy ra giao tranh trực tiếp giữa hai cường quốc trụ cột là Mỹ và Liên Xô. + Chiến tranh lạnh là sự đối đầu giữa hai siêu cường (Mỹ - Liên Xô) và hai hệ thống (tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa) trên các biểu hiện: sự thành lập các liên minh kinh tế; sự thành lập các liên minh quân sự; các cuộc chiến tranh cục bộ. + Chiến tranh lạnh dẫn tình trạng thế giới luôn căng thẳng, bùng nổ chiến tranh, xung đột cục bộ ở khắp các khu vực; chia cắt lãnh thổ, chia rẽ tình cảm dân tộc,… với hệ lụy sâu sắc, lâu dài. - GV mở rộng: Nguy cơ và những hậu quả nặng nề của một cuộc chiến tranh mới khi có vũ khí hạt nhân có thể xảy ra. Do đó, vũ khí hạt nhân cho đến nay vẫn là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới. …………………. | 2. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh Kết quả Phiếu học tập số 2 về biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh đính kèm phía dưới Hoạt động 2.
………………..
|
--------------------------------
------------- Còn tiếp ------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2