Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập bài 3: Khát khao đoàn tụ (truyện thơ) (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 3: Khát khao đoàn tụ (truyện thơ) (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ) (PHẦN 2)

Câu 1: Tiễn dặn người yêu là:

  1. Truyện thơ của dân tộc Thái.
  2. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
  3. Sử thi của dân tộc Mường.
  4. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng

Câu 2: Từ “Lam ống thuốc” trong đoạn trích Lời tiễn dặn chỉ:

  1. Sắc thuốc bằng một cái ống màu lam.
  2. Ống sắc thuốc làm bằng loại cây màu lam.
  3. Sắc thuốc bằng ống tre tươi.
  4. Sắc thuốc bằng ống tre có màu lam.


 Câu 3: Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  1. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
  2. Bước đi do dự, ngập ngừng.
  3. Lời nói đầy cảm động
  4. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.

Câu 4: Đoạn trích Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng gì?

  1. Tâm trạng của cô gái khi tiễn dặn.
  2. Tâm trạng của người chồng khi tiễn dặn.
  3. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn dặn.
  4. Tâm trạng của con rồng, con phượng khi tiễn dặn.

Câu 5: Vẻ đẹp tình yêu của cô gái và chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn là gì?

  1. Tình yêu gắn liền với hôn nhân.
  2. Tình yêu gắn với cuộc sống lao động.
  3. Tình yêu đau khổ nhưng tràn đầy khát vọng.
  4. Tình yêu gắn với tình cảm quê hương.

Câu 6: Chủ đề nổi bật trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu là gì?

  1. Tình yêu giữa những người cùng hoàn cảnh.
  2. Chế độ hôn nhân gả bán.
  3. Số phận đáng thương của người phụ nữ.
  4. Khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.

Câu 7: Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích Lời tiễn dặn không thể hiện nỗi đau của cô gái?

  1. Vừa đi vừa ngoảnh lại.
  2. Vừa đi vừa ngoái trông.
  3. Tóc rối đưa anh búi hộ
  4. Tới rừng lá ngón ngóng trông

Câu 8: Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?

  1. Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
  2. Mùa đông, nước có màu đỏ.
  3. Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
  4. Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.

Câu 9: Giáng Kiều và Tú Uyên sống hạnh phúc ở cõi trần với nhau mấy năm trong tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều?

  1. 2 năm
  2. 3 năm
  3. 4 năm
  4. 5 năm

Câu 10: Đoạn trích Tú Uyên gặp Giáng Kiều được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Lục bát
  4. Thơ ngũ ngôn

Câu 11: Hình ảnh sông Tương được nhắc đến trong bài có ý nghĩa gì trong tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều?

  1. Một địa danh của Trung Quốc
  2. Thể hiện nỗi tương tư của Tú Uyên
  3. Sự chờ mong của Tú Uyên với người con gái đẹp
  4. Tình yêu son sắc của Tú Uyên dành cho người con gái đẹp

Câu 12: Dòng nào sau đây nói không đúng về Giáng Kiều trong tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều?

  1. Giáng Kiều hiệu là Tiên Thù, dung mạo xinh đẹp như tiên giáng trần
  2. Giáng Kiều ngày ngày từ bức tranh đi ra dọn dẹp cơm nước nhà cửa sẵn sàng cho Tú Uyên
  3. Giáng Kiều gì không khuyên bảo được Tú Uyên bỏ rượu mà bỏ về tiên giới
  4. Giáng Kiều từ đó đi mãi không gặp lại Tú Uyên lần nào nữa

Câu 13: Tên hiệu của Giáng Kiều là gì trong tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều?

  1. Tiên Thù
  2. Đạm Tiên
  3. Tiên Nhân
  4. Tiên Hoa

Câu 14: Tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều được dịch từ chữ Hán sang chữ gì trước khi phổ biến rộng rãi?

  1. Chữ Nôm
  2. Chữ quốc ngữ
  3. Chữ Hán
  4. Chữ Latin

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

  1. Mang tính trực tiếp, giao tiếp hai chiều.
  2. Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
  3. Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nói.
  4. Thường sử dụng các câu ngắn, đơn giản.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?

  1. Có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
  2. Sử dụng các từ ngữ chính xác, rõ ràng.
  3. Có sự sắp xếp, tổ chức logic, chặt chẽ.
  4. Có thể lưu giữ lâu dài.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

  1. Từ ngữ tự nhiên
  2. Từ ngữ chọn lọc
  3. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
  4. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 18: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 19: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

Câu 20: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

  1. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.
  2. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.
  3. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
  4. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.

Câu 21: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về đoạn văn sau:

- Sao anh không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau?

 

[...]

 

- Rõ khéo cho anh, bốn cẳng lại so với sáu cẳng được à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 22: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 23: Ngôn ngữ nào thường sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, thành ngữ, tục ngữ?

  1. Ngôn ngữ viết
  2. Ngôn ngữ nói

Câu 24: Tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ Nôm
  2. Chữ Quốc ngữ
  3. Chữ Hán
  4. Chữ latin

Câu 25: Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu chàng trai đã nhận ra người yêu cũ nhờ vật gì?

  1. Cuộn lá dong
  2. Chiếc sáo trúc
  3. Chiếc trâm cài tóc
  4. Chiếc kèn môi.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay