Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 11 chân trời sáng tạo (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Ngữ văn 11 chân trời này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
(1) Toàn cầu hoá đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau để hợp tác, trao đổi, giao lưu, học hỏi, cùng nhau phát triển.
(2) Tuy nhiên, phát triển trong bối cảnh quốc tế mới với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, văn hoá dân tộc cũng chịu những tác động trái chiều, rõ nhất là mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự lấn át của các phương tiện truyền thông mới, Internet, mạng xã hội. Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia cũng chịu nhiều thách thức trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới.
(3) Từ thực tiễn cho thấy trong quá trình toàn cầu hoá, nhất là với lĩnh vực văn hoá, nếu không có bộ lọc đủ mạnh, thiếu bản lĩnh và tính sáng tạo sẽ nguy cơ dẫn tới tiếp thu một cách thụ động, vội vã, ồ ạt. Từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng nguồn lực, sức mạnh nội sinh trong nước bị những yếu tố ngoại sinh lấn át, chi phối; từ đó làm triệt tiêu tính đa dạng văn hóa dân tộc, tự đánh mất bản sắc, cội rễ và truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Không thể phủ nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bước phát triển nhảy vọt của văn minh nhân loại, mở ra những không gian mới, mang lại những loại hình dịch vụ, giải trí tiện lợi cho con người, hướng tới sự phát triển toàn diện.
(4) Tuy nhiên, mặt trái của những sản phẩm công nghệ đã và đang chi phối không nhỏ đến nhận thức, hành động của con người cũng như sự vận động, phát triển của nền văn hoá. Đã có những thanh, thiếu niên ban đầu tỏ mỏ, thích khám phá công nghệ để rồi dần dần bị lệ thuộc, nghiện Internet và mải mê trong thế giới ảo, làm mất đi những mối quan hệ, giao tiếp đời thường, tình đoàn kết, chia sẻ mờ dần, nhiều người rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm, chối bỏ những giao tiếp trực tiếp của cuộc sống hiện thực. Không ít thanh, thiếu niên bị các đối tượng xấu dụ dỗ, sa vào tệ nạn xã hội, dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, để lại những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội. [...]
(5) Cần nhận thức rằng việc tiếp thu văn hoá thế giới phải có sự chọn lọc trên cơ sở các giá trị truyền thống, bản lĩnh văn hoá dân tộc. Phải tạo sức đề kháng văn hóa với những bộ lọc, vách ngăn cần thiết để đẩy lùi và chống lại sự xâm lớn của những trào lưu phản văn hoá, các luồng tư tưởng có nội chung xấu độc. Công tác quảng bá, lan toả hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế cần được đẩy mạnh.
(Nguyễn Huy Phòng, Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, dẫn theo nhandan.vn, 25-07-2023)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nội dung chính trong đoạn (2).
Câu 2 (0.5 điểm): Mục đích tác giả viết đoạn (4) là gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Phải tạo sức đề kháng văn hoá với những bộ lọc, vách ngăn cần thiết để đẩy lùi và chống lại sự xâm lấn của những trào lưu phản văn hoá, các luồng tư tưởng có nội dung xấu độc”.
Câu 4 (1.0 điểm): Nhận xét ngắn gọn mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng ở đoạn (4).
Câu 5 (1.0 điểm): Ý kiến của người viết: “Biên cương văn hoá tư tưởng của quốc giá cũng chịu nhiều thách thức trước sựu xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới” gợi cho em suy nghĩ gì?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong văn bản Lá cuối năm của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy.
LÁ CUỐI NĂM
Đó là buổi chiều đẹp nhất của năm. Ông ngoại tôi bảo vậy. Chiều 30 Tết. Tất cả mọi công việc phải hoàn tất trước khi trời tối. Bánh chưng đã gói xong. Nhà cửa đã dọn dẹp sạch sẽ. Điều mà ngoại bắt buộc mọi người phải làm vào chiều cuối năm là gom hết lá khô vào một góc sân, đốt lên rồi cả gia đình ngồi quây quần quanh đó để…chẳng làm gì cả. Ngoại gọi đó là buổi chiều của những đứa con đi xa trở về, của những người đã khuất qua hồi ức người còn sống. Người lớn ngồi trầm ngâm. Bọn trẻ con bấm tay nhau cười khúc khích trước vẻ nghiêm trang mà theo chúng là rất vô lý.
Gió se se lạnh. Lửa ấm áp nổ lách tách. Khói thơm nồng mùi lá khô. Cái thú của chúng tôi là hít hà và đoán xem đó là mùi của lá nào. Lá xoài cháy hăng hăng. Lá ổi thơm nhẹ nhẹ…
Bao giờ cũng vậy, ngoại chỉ lên tán lá xanh trên đầu và hỏi một đứa cháu:
– Vòm cây không thay đổi nhưng những chiếc lá thì thay đổi. Trên đó không còn chiếc lá nào của năm trước, phải không cháu?
Sau đó thì chắc chắn là đến phần “nghi thức” của chiều cuối năm.
– Con đã làm được gì trong một năm qua? – Ông ngoại hỏi mẹ tôi.
– Con đi dạy một ngày hai buổi. – Mẹ nghiêm trang trả lời. – Học trò của con năm nay không có đứa nào cá biệt. Chúng chăm học và rất ngoan. Con cũng đã quét vôi lại ngôi mộ của mẹ.
– Vậy là tốt. – Ông nói rồi quay sang tôi. – Còn cháu?
Tôi khẽ khàng:
– Cháu chẳng làm gì cả. Cháu chỉ đi học thôi.
– Vậy là tốt. Cháu biết rằng cháu đang đi học. Thế là tốt…
Cứ thế, lần lượt từng người một nói cho ông biết mình đã làm được gì. Lúc nhỏ, tôi vẫn nghĩ những câu hỏi của ông thật buồn cười. Tôi cũng không hiểu lắm câu chuyện những chiếc lá và vòm cây mà ông luôn kể mỗi chiều cuối năm.
Ngày ông hấp hối, tôi đứng cuối chân giường và khóc. Ông vẫy tôi lại, thều thào:
– Này cháu, những chiếc lá thay đổi, nhưng vòm cây vẫn không thay đổi. Phải không?
Tôi mếu máo gật đầu và trong khoảnh khắc đó tôi hiểu ra tất cả. Không có chiếc lá nào xanh trọn 365 ngày trong một đời lá. Những chiếc lá khô đi và rụng xuống nhưng vòm cây vẫn giữ nguyên vẻ mát xanh vững chãi. Hãy bình tâm sau mỗi lần mất mát dù rằng chỉ những chiếc lá ở cạnh nhau mới thấy đau với khoảng trống khi chiếc lá ngay cạnh mình rơi xuống.
Từ khi ông mất, những chiều cuối năm không còn ai ngồi quanh đống lửa. Song, dù ở đâu, chúng tôi vẫn luôn nhớ quay về góc vườn cũ, thăm lại những hàng cây. Bao nhiêu mùa lá khô rơi nhưng vòm cây vẫn xanh và rì rầm trong gió. Tôi biết rằng trong vòm cây nguyên lành như chưa bao giờ biến đổi kia, có một chiếc lá đã rơi và để lại khoảng trống không gì bù đắp nổi. Chiếc lá ấy vẫn trở về trong trái tim những chiếc lá khác – vào mỗi chiều cuối năm.
(Đặng Nguyễn Đông Vy – Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr51-53)
Thông tin cơ bản về tác giả:
– Đặng Nguyễn Đông Vy sinh năm 1979 tại Khánh Hòa. Cô là cựu học sinh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Khánh Hòa.
– Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và thuần hậu đặc biệt của mình, Đặng Nguyễn Đông Vy vừa làm báo vừa viết văn đã mang đến cho độc giả những sáng tác vô cùng sâu lắng, thú vị và độc đáo.
– Tác phẩm tiêu biểu: Hãy tìm tôi giữa cánh đồng – NXB Trẻ; Làm ơn hãy để con yên (biên dịch), NXB Trẻ; Nếu biết trăm năm là hữu hạn (viết chung với Phạm Công Luận – bút danh Phạm Lữ Ân), NXB Hội Nhà văn.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) lí giải vì sao cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế ngày nay.
BÀI LÀM:
...........................................
...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 11
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 11
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được nội dung chính trong đoạn (2). - Nêu được mục đích tác giả viết đoạn (4). | 2 | 0 | C1,2 | |||
Thông hiểu | - Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn. - Nhận xét đánh giá quan điểm, thái độ của người viết trong văn bản. | 2 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng | - Nêu suy nghĩ về ý kiến của người viết. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong văn bản Lá cuối năm của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận 600 chữ lí giải vì sao cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế ngày nay. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | |||||
C2 phần tự luận |