Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống (bi kịch) (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Băn khoăn tìm lẽ sống (bi kịch) (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 5. BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH) (PHẦN 1)

Câu 1: Tác giả của vở kịch là ai?

  1. Vũ Như Tô
  2. Lưu Quang Vũ
  3. Nguyễn Huy Tưởng
  4. Vũ Đình Long

Câu 2: Những đóng góp chính của Nguyễn Huy Tưởng trong sáng tác:

  1. Tiểu thuyết và thơ.
  2. Tiểu thuyết và truyện ngắn
  3. Tiểu thuyết và kịch
  4. Tiểu thuyết và kí sự.

Câu 3: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Huy Tưởng?

  1. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  2. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
  3. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  4. Làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Câu 4: Văn bản "Vĩnh biệt Cửu trùng đài" là một hồi trong vở kịch nào?

  1. Vũ Như Tô
  2. Bắc Sơn
  3. Những người ở lại
  4. Sống mãi với thủ đô

Câu 5: Tác phẩm “Vũ Như Tô” thuộc loại hình nghệ thuật nào?

  1. Tiểu thuyết
  2. Kịch
  3. Phim truyện
  4. Cải lương

Câu 6: Dù bị Lê Tương Dực dọa giết nhưng lúc đầu Vũ Như Tô vẫn không đồng ý xây Cửu Trùng Đài trong văn bản Vĩnh biệt Cửu trùng đài. Vì sao?

  1. Vì ông không muốn có công sức vào công trình quá tốn nhiều của cải vô ích.
  2. Vì ông biết việc xây dựng Cửu Trùng Đài sẽ là tai họa lớn đối với nhân dân
  3. Vì ông không muốn phục vụ hôn quân.
  4. Vì biết mình không đủ tài năng để thực hiện.

Câu 7: “Vũ Như Tô” là tác phẩm kịch gồm có bao nhiêu hồi?

  1. 2 hồi
  2. 3 hồi
  3. 4 hồi
  4. 5 hồi.

Câu 8: Bối cảnh lịch sử trong kịch “Vũ Như Tô” là sự việc nào dưới đây?

  1. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, dưới thời vua Lê Long Đĩnh.
  2. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, dưới thời vua Lê Tương Dực.
  3. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, khi Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh
  4. Sự việc xảy ra ở Huế, dưới thời vua Khải Định

Câu 9: Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” của tác giả nào?

  1. Victor Huy-gô
  2. Uy-li-am Sếch-xpia
  3. Mactin Luther King
  4. Puskin

Câu 10: Bi kịch Hăm-lét được sáng tác trong khoảng thời gian nào trong văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề?

  1. Năm 1599-1601
  2. Năm 1576
  3. Năm 1589
  4. Năm 1596

Câu 11: Bi kịch Hăm-lét có mấy hồi?

  1. 3 hồi
  2. 4 hồi
  3. 5 hồi
  4. 6 hồi

Câu 12: Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” nằm ở hồi mấy?

  1. Hồi 1
  2. Hồi 2
  3. Hồi 3
  4. Hồi 4

Câu 13: Bi kịch “Hăm-lét” dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử về:

  1. Câu chuyện về hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Ăm-lét trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử từ cuối thế kỉ XII của Xắc-cơ Gram-ma-ti-cut
  2. Câu chuyện không có thật mà do Uy-li-am Sếch-Xpia tự tưởng tượng ra
  3. Câu chuyện về một hoàng tử xứ Anh
  4. Câu chuyện về một hoàng tử người Pháp

Câu 14: Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

  1. Rất vui vẻ chào đón Hăm-lét
  2. Quan tâm đến tình hình của Hăm-lét
  3. Ngụ ý thăm dò về tình trạng mất trí nhớ của Hăm-lét
  4. Chào đón Hăm-lét một cách nồng nhiệt, khoa trương

 

Câu 15: Hăm-lét đã thể hiện mối quan hệ giữa đức hạnh và nhan sắc ra sao trong văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề?

  1. Nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na.
  2. Không có mối quan hệ gì với nhau
  3. Là hai thứ đối nghịch nhau
  4. Là hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau

Câu 16: Hăm-lét đã ngỏ ý mời Vua và Hoàng hậu đến ngự lãm điều gì trong văn bản Sống hay không sống – đó là vấn đề?

  1. Một buổi đấu võ
  2. Một buổi trình diễn kịch
  3. Một buổi diễn xướng âm nhạc
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 17: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

  1. Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.
  2. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.
  3. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất.
  4. Từ ngữ chứa nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

  1. Mang tính trực tiếp, giao tiếp hai chiều.
  2. Có tính logic, chặt chẽ.
  3. Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
  4. Thường sử dụng các câu ngắn, đơn giản.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?

  1. Sử dụng các từ ngữ chính xác, rõ ràng.
  2. Có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
  3. Có thể lưu giữ lâu dài.
  4. Có sự sắp xếp, tổ chức logic, chặt chẽ.

Câu 20: Ngôn ngữ nào thường sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, thành ngữ, tục ngữ?

  1. Ngôn ngữ viết
  2. Ngôn ngữ nói

Câu 21: So với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói có ưu điểm gì?

  1. Tính linh hoạt, dễ thích nghi với ngữ cảnh giao tiếp.
  2. Tính chính xác cao.
  3. Có thể lưu giữ lâu dài.
  4. Tính trang trọng.

Câu 22: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ nói có ưu điểm gì?

  1. Tính chính xác cao.
  2. Có thể lưu giữ lâu dài.
  3. Tính logic, chặt chẽ.
  4. Tính thoải mái dùng từ ngữ địa phương

Câu 23: Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn dân chúng đã đứng lên đấu tranh chống lại triều đình trong văn bản Vĩnh biệt Cửu trùng đài:

  1. Nhân dân muốn lập vị vua mới.
  2. vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ.
  3. Do vua ban hành những chính sách mới không hợp lòng dân.
  4. Do vua chúa nhu nhược, để giặc giã xâm chiếm đất nước.

Câu 24: Ai đã khiến cho Vũ Như Tô thay đổi quyết định việc xảy Cửu Trùng Đài?

  1. Lê Tương Dực
  2. Trịnh Duy Sản
  3. Đan Thiềm
  4. Nhân dân

Câu 25: Vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” cũng như tác phẩm “Vũ Như Tô” là gì?

  1. Mối quan hệ giữa quyền lợi giai cấp thống trị với cuộc sống nhân dân.
  2. Khẳng định sự sống còn của chế độ phong quyền gắn liền với quyền lợi của nhân dân.
  3. Mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức, giữa lí tưởng cao siêu với thực tế.
  4. Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống; giữa lí tưởng cao siêu với lợi ích bức thiết của nhân dân.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay