Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí) (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 9. Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí) (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 9. NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ) (PHẦN 1)

Câu 1:  Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự của ai?

  1. Nguyễn Vy
  2. Nguyễn Vỹ
  3. Nguyễn Vân
  4. Nguyễn Văn

Câu 2: Văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự trích từ:

  1. Kí ức Phan Bội Châu
  2. Huế - một thời máu lửa
  3. Tuấn – Chàng trai nước Việt
  4. Một đáp án khác

Câu 3: Phần văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự được trích từ chương bao nhiêu của tác phẩm?

  1. Chương 20:1927
  2. Chương 21:1927
  3. Chương 22:1927
  4. Chương 23:1927

Câu 4: Nhân vật Tuấn đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu cùng với ai trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. Niên
  2. Quỳnh
  3. Xuân
  4. Như

Câu 5: Nhân vật Tuấn và bạn ghé thăm nhà cụ Phan Bội Châu năm nào trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. 1925
  2. 1926
  3. 1927
  4. 1928

Câu 6: Khu lưu niệm Ông già Bến Ngự của cụ Phan Bội Châu nay thuộc địa danh nào trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. Số 15 đường Phan Bội Châu thành phố Huế
  2. Số 25 đường An Cựu thành phố Huế
  3. Số 27 đường Phan Bội Châu thành phố Huế
  4. Số 17 đường Phan Châu Trinh thành phố Huế

Câu 7: Nhân vật Tuấn có tâm trạng gì khi sắp sửa được diện kiến cụ Phan Bội Châu trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. Hồi hộp
  2. Sợ hãi
  3. Vui vẻ hớn hở
  4. Lo âu

Câu 8: Nhân vật Quỳnh theo học trường nào trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. Trường Quốc học
  2. Trường Pe-lơ- ranh
  3. Trường Cố đạo
  4. Trường Phan Bội Châu

Câu 9: Văn bản Tôi đã học tập như thế nào của tác giả nào?

  1. M. Go-rơ-ki
  2. Victor Huy-gô
  3. Martin Luther King
  4. Tagor

Câu 10: Văn bản Tôi đã học tập như thế nào trích từ:

  1. Kiếm sống
  2. Thời thơ ấu
  3. Tôi đã học tập như thế nào?
  4. Những trường đại học của tôi

Câu 11: Nhà văn M. Go-rơ-ki là người nước nào?

  1. Anh
  2. Pháp
  3. Đức
  4. Nga

Câu 12: Vì sao Pê-xcốp thường bị các ông giáo không thích và phân biệt đối xử trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

  1. Vì cậu bé quá nghịch ngợm và thường bày trò trả đũa các ông giáo
  2. Vì Pê-xcốp học kém
  3. Vì cậu bé có hoàn cảnh xuất thân quá nghèo
  4. Vì cậu bé thường xuyên đánh nhau

Câu 13: Pê-xcốp bị đuổi khỏi trường trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào vì:

  1. Câu học quá kém
  2. Hạnh kiểm xấu
  3. Vì không có tiền đóng học
  4. Vì cậu đã đánh bạn

Câu 14: Cứu tinh của Pê-xcốp là ai trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

  1. Giám mục Cri-xan-phơ
  2. Ông ngoại của cậu
  3. Người cha nuôi của cậu
  4. Thầy hiệu trưởng

Câu 15: Pê-xcốp đã trả lời câu hỏi của Đức giám mục lí do khiến cậu bé nghịch ngợm trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào là vì:

  1. Vì cậu bị phân biệt đối xử
  2. Vì cậu bé có hoàn cảnh sống bi đát
  3. Vì cậu chán học
  4. Vì cậu muốn trừng trị kẻ đã bắt nạt mình

Câu 16: Sau năm 14 tuổi nhân vật Pê-xcốp đã bắt đầu làm gì trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

  1. Đọc một cách ý thức
  2. Chịu khó đi học
  3. Biết lắng nghe thầy cô
  4. Không còn trả đũa thầy cô bạn bè

Câu 17: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “ Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế”

  1. Thiếu chủ ngữ
  2. Thiếu vị ngữ
  3. Thiếu cả chủ và vị ngữ
  4. Thiếu vế câu

Câu 18: Câu sau sai ở đâu: “ Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

  1. Thiếu chủ ngữ
  2. Thiếu vị ngữ
  3. Thiếu vế câu
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 19: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

  1. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
  2. Lỗi thiếu vị ngữ
  3. Lỗi thiếu chủ ngữ
  4. Lỗi thiếu vế câu

 

Câu 20: Ba gian nhà của cụ Phan tượng trưng cho điều gì trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. Tượng trưng Nam Trung Bắc, cùng nhau như anh em một nhà
  2. Tượng trưng cho những thắng cảnh xứ Huế
  3. Tượng trưng cho phân chia 3 khu tại Huế
  4. Một đáp án khác

Câu 21: Nhà tranh của cụ Phan Bội Châu nằm ở đâu trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự?

  1. Xóm Bến Ngự, ngoài châu thành
  2. Chợ Đông Ba
  3. Khu Bảo Hộ Pháp
  4. Gần tòa Khâm sứ

 

Câu 22: Tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt thuộc thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết chương hồi
  2. Văn xuôi tự sự
  3. Phỏng vấn

Câu 23: Tại sao Pê-xcốp lại càng ngày càng yêu sách nồng nàn hơn trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

  1. Ông muốn gửi gắm tình yêu sung sướng vào một người nó nhưng chẳng có ai để yêu
  2. Vì ông cảm thấy sách có quá nhiều thứ mới mẻ
  3. Vì ông cảm thấy chỉ có sách là người bạn chân thành
  4. Một đáp án khác

Câu 24: Việc đọc sách đã thay đổi con người tính cách Pê-xcốp như thế nào?

  1. Trở nên vui vẻ lạc quan hơn
  2. Trở nên điềm tĩnh và tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống
  3. Trở nên hung hăng và bạo ngược hơn
  4. Trở nên sốc nổi hơn

Câu 25: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “ Chữ người tử tù, một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân”

  1. Lỗi thiếu vế câu
  2. Câu thiếu thành phần vị ngữ
  3. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu
  4. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay