Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Trong kí, tác giả thường làm gì?
A. Chỉ tả người
B. Chỉ kể sự việc
C. Kể sự việc, tả người, tả cảnh, và thể hiện cảm xúc
D. Cung cấp lý thuyết về sự việc
Câu 2: Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được cái gì?
A. Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với các vấn đề đưa ra
B. Các quan điểm học thuật liên quan đến vấn đề đưa ra
C. Các bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ ý kiến là đúng hay sai
D. Ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ ý kiến đó
Câu 3: Văn bản thông tin không phổ biến dưới dạng nào?
A. Bài báo, tạp chí
B. Sách hướng dẫn
C. Từ điển
D. Số hóa
Câu 4: Trong truyện thường có những yếu tố nào?
A. Cốt truyện, nhân vật, lời kể
B. Nhân vật, lời kể
C. Lời kể, cốt truyện
D. Nhân vật, cốt truyện
Câu 5: Người kể chuyện là ai?
A. Là nhân vật bất kì xuất hiện bên trong tác phẩm của nhà văn
B. Là nhân vật trữ tình được tác giả tưởng tượng ra
C. Là nhân vật chính, đảm nhận vai trò trung tâm của câu chuyện
D. Là người kể lại câu chuyện
Câu 6: Lời người nhân vật đảm nhận việc gì?
A. Lời nói gián tiếp của nhân vật, có thể được trình bày tác riêng hoặc xen lẫn với người kể chuyện
B. Lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện
C. Thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy
D. Thuật lại các sự việc có thể xảy ra trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai
Câu 7: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Sau khi đánh thắng giặc, Gióng làm gì?
A. Cởi giáp và ngựa bay lên trời
B. Quay lại làng để cám ơn dân làng
C. Đến gặp vua Hùng để báo công
D. Tiếp tục đi đánh giặc ở những nơi khác
Câu 8: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Khi kết hợp lưỡi gươm với chuôi gươm, điều gì xảy ra?
A. Gươm trở nên sáng chói và sắc nhọn
B. Gươm bị hư hỏng
C. Gươm không thể cầm được
D. Gươm bị gãy
Câu 9: Đọc văn bản “Sự tích Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi: Ý nào dưới đây không phải lí do Lê Lợi và các tướng quân tin rằng thanh gươm thần có sức mạnh đặc biệt?
A. Thanh gươm có khắc hai chữ "thuận thiên"
B. Thanh gươm có thể tự sáng lên
C. Thanh gươm sắc bén và toát ra khí thế vô cùng mạnh mẽ
D. Thanh gươm nạm ngọc rất đẹp
Câu 10: Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời câu hỏi: Ý nào dưới đây không nêu lên ý nghĩa đằng sau hình tượng Thánh Gióng?
A. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm
B. Thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước
C. Biểu trưng cho lòng yêu nước
D. Đại biểu cho tên một cuộc thi thể thao quốc tế
Câu 11: Đọc văn bản Thạch Sanh và trả lời câu hỏi: Việc Thạch Sanh tiêu diệt trăn tinh thể hiện điều gì về tính cách của anh?
A. Thạch Sanh là người dũng cảm và không sợ nguy hiểm
B. Thạch Sanh là người thiếu suy nghĩ
C. Thạch Sanh là người ích kỷ, chỉ lo cho mình
D. Thạch Sanh là người hèn nhát, không dám đối mặt với khó khăn
Câu 12: Đọc văn bản Thạch Sanh và trả lời câu hỏi: Khi công chúa bị đại bàng bắt đi, sự can đảm của Thạch Sanh được thể hiện qua hành động nào?
A. Thạch Sanh tìm Lí Thông để xin trợ giúp
B. Thạch Sanh bắn cung và bắn trúng chân đại bàng
C. Thạch Sanh một mình đi tìm đại bàng để cứu công chúa
D. Thạch Sanh đến gặp nhà vua xin quân tiếp viện
Câu 13: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Che chở
B. Le lói
C. Gươm giáo
D. Mỏi mệt
Câu 14: Em hãy xác định ý nào dưới đây là từ ghép chính phụ?
A. Xanh thẳm
B. Quần áo
C. Bố mẹ
D. Ông bà
Câu 15: Em hãy tìm các từ ghép chính phụ trong đoạn văn sau:
"Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy một khác.”
A. Mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua
B. Mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng
C. Dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng
D. Dây khoai, cây cà chua, mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng
Câu 16: ........................................
........................................
........................................