Trắc nghiệm bài 2.3: Thực hành tiếng Việt
Ngữ văn 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Ẩn dụ là gì?
A.Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
với nó làm tăng sự gợi hình, gợi cảm
B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
D. Không xác định được
Câu 2: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?
A. Ẩn dụ hình thức, cách thức
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Ẩn dụ phẩm chất
D.Cả ba đáp án trên
Câu 3: Trong phép ẩn dụ:
A. Không thể so sánh con vật với con người
B. Không thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
C. Có thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
D. Không đáp án nào đúng
Câu 4: Cách thức ẩn dụ thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người
diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói là:
A. Ẩn dụ hình thức
B.Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 5: Cách thức ẩn dụ mà người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa, là:
A.Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?
A. Bóng bác cao lồng lộng
B.Người cha mái tóc bạc
C. Đốt lửa cho anh nằm
D. Chú cứ việc ngủ ngon
Câu 2: Hình ảnh mặt trời nào đang dùng theo lối nói ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đằng đông
B. Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chan khó nói, trao lời khó trao
C.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.
Câu 3: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 4: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?
A. Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăn đầy đặn nét ngài nở nang
B.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Câu 5: Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
A.Đúng
B.Sai
Câu 6: “Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?
A.Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết
B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường
C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da
D.Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt
Câu 7: Vẫn bàn tay mẹ mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
[...]
À ơi này mặt trời bé con...
Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?
A. Bàn tay mẹ, cái trăng vàng
B.Cái trăng vàng, mặt trời bé con
C. Bàn tay mẹ, mặt trời bé con
Câu 8: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sử dụng phép ẩn dụ cách thức, đúng
hay sai ?
A. Đúng
B.Sai
Câu 9: Buổi sáng em xa chi
Cho chiều, mùa thu đến
Để lòng anh hóa bến
Cho thuyền em ra đi!
Đoạn thơ trên sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?
A.Đúng
B. Sai
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ:
A. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng
B. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
C.Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường
D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 2: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ:
A. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như phép ẩn dụ
B.Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so
sánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép ẩn dụ
C. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ
D. Tất cả các đáp án trên đúng