Trắc nghiệm bài 3.3: Thực hành tiếng Việt

Ngữ văn 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1: Từ nhiều nghĩa là gì?

A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên

B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

C.Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên

D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

 

Câu 2: Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo

phương thức ẩn dụ, hoán dụ

B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

 

Câu 3: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào sau đây?

A. Nghĩa gốc và nghĩa đen

B.Nghĩa bóng và nghĩa chuyển

C.Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng

 

Câu 4: Tất cả các từ tiếng Việt đều là từ nhiều nghĩa?

A. Đúng

B.Sai

 

Câu 5: Từ đồng âm là gì?

A.Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

 

Câu 6: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ

hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?

A.Đúng

B. Sai

 

Câu 7: Từ đồng âm cho thấy Tiếng Việt phong phú va giàu đẹp, đúng hay sai?

A.Đúng

B. Sai

 

Câu 8: Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?

A.Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

B. Tìm gặp người nói hoặc người viết

C. Các đáp án trên đều đúng

D. Các đáp án trên đều sai

 

Câu 9: Từ đồng âm không được dùng phổ biến để chơi chữ, đúng hay sai?

A. Đúng

B.Sai

 

Câu 10: Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B.Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

 

Câu 11:Các từ mượn đã được Việt hóa thì gọi là gì?

A. Từ Việt hóa

B.Từ thuần Việt

C. Từ siêu Việt

D. Từ Việt gốc

 

Câu 12: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

A.Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

 

Câu 13: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

A.Tiếng Hán

B. Tiếng Pháp

C. Tiếng Anh

D. Tiếng Nga

 

Câu 14: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?

A. Không lạm dụng từ mượn

B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)

C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng

D.Tất cả các đáp án trên

 

 

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

Câu 1: Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

A.

B. Không

 

Câu 2: Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

A. Đúng

B.Sai

 

Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

A.Mắt biếc

B. Mắt na

C. Mắt lưới

D. Mắt cây

 

Câu 4: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

A. Com-pa

B. Quạt điện

C. Rèm

D.

 

Câu 5: Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?

1.     Con ngựa đá con ngựa đá

2.     Con kiến bò đĩa thịt bò

3.     Học sinh học sinh học

A.Không có tác dụng gì cả

B.Làm cho câu nói thú vị hơn

C. Khiến câu nói dễ hiểu

D. Các đáp án trên đều sai

 

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) đểm xem xét, đánh giá (2).

A.giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người

B.giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người

D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người

 

Câu 7: Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:

A. Đồng sức đồng lòng

B.Chung lưng đấu cật

C. Bằng mặt nhưng không bằng lòng

D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

 

Câu 8: Cho các từ: pê-đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?

A. Nhật

B.Pháp

C. Trung Quốc

D. Anh

 

Câu 9: Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

 

Câu 10: Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ, đúng

hay sai?

A. Đúng

B.Sai

 

Câu 11: Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?

A.Từ mượn tiếng Anh

B. Từ mượn tiếng Pháp

C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha

D. Từ mượn tiếng Ấn Độ

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong các câu được đặt với từ “nhà” , câu nào không phải là nghĩa chuyển?

A.Ngôi nhà ấy thật rộng

B. Từ thời nhà Lí, nhân dân ta đã đắp đê ngăn lũ

C. Cả nhà tôi cùng sum họp đông đủ dịp cuối tuần

D. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước

 

Câu 2: Trong câu “Mẹ ơi cho con mượn cái laptop của mẹ nhé!” . Từ  laptop ở đây có

nghĩa là gì?

A. máy tính cầm tay

B.máy tính xách tay

C. máy tính cây

D. máy tính bảng

 

Câu 3:                    “Bà già đi chợ cầu Đông

                   Bói xem một que lấy chồng lợi (1) chăng

                              Thầy bói gieo quẻ nói rằng

                  Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng chẳng còn”

Trong bài cao dao trên, từ “lợi” ở ba vị trí mang ý nghĩa gì?

A.(1) và (2) lợi ích; (3) bộ phận của miệng

B. (1) lợi ích; (2) lợi lộc; (3) bộ phận của miệng

C. (1) lợi nhuận; (3) lợi ích; (3) bộ phận của miệng

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay