Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối Bài 8: Hai loại khác biệt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Hai loại khác biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
VĂN BẢN. HAI LOẠI KHÁC BIỆT
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Văn bản Hai loại khác biệt thuộc thể loại gì?
A. Hồi ký
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Kịch
Câu 2: Văn bản Hai loại khác biệt bàn về vấn đề gì?
A. Quan điểm sống
B. Việc học tập
C. Sự cầu tiến
D. Nhân cách con người
Câu 3: Văn bản “Hai loại khác biệt” được trích từ đâu?
A. Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh
B. Tạp chí sông Lam
C. Văn học và cuộc sống
D. Văn học nhà trường
Câu 4: Ai là tác giả của văn bản Hai loại khác biệt?
A. Giong-mi Mun
B. Lạc Thanh
C. Anh Thư
D. Hà My
Câu 5: Tác giả của văn bản Hai loại khác biệt là người nước nào?
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Hàn Quốc
D. Việt Nam
Câu 6: Văn bản Hai loại khác biệt có bố cục mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Câu 7: Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Hai loại khác biệt:
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 8: Nội dung chính của văn bản Hai loại khác biệt Là gì?
A. Bàn luận về sự khác biệt có nghĩa và vô nghĩa
B. Cho rằng thành công đến từ sự khác biệt
C. Khẳng định mỗi người đều có sự khác biệt
D. Khác biệt tạo nên thương hiệu
Câu 9: Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Hai loại khác biệt?
A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục
B. Lời văn giàu hình ảnh
C. Sử dụng giọng điệu tha thiết, giàu cảm xúc
D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong văn bản Hai loại khác biệt đã quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách nào?
A. Để kiểu tóc kì quặc
B. Làm trò quái đản với trang sức
C. Làm trò quái đản với phần trang điểm
D. Mặc một bộ trang phục kì dị
Câu 2: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
A. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản nổi loạn của bản thân trước nay không được thể hiện trước những người xung quanh
B. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
C. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân muốn theo đuổi và trở thành
D. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân không yêu thích để hiểu phiên bản đó hơn
Câu 3: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
A. Vì J không hề tỏ ra khác biệt
B. Vì bất cứ khi nào J được giáo viên gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi với giọng hoàn toàn chân thành
C. Vì J đã chọn loại khác biệt vô nghĩa
D. Cả B và C đều đúng
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------