Trắc nghiệm bài 4.1: Chùm ca dao về quê hương đất nước
Ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4.1: Chùm ca dao về quê hương đất nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1. Ca dao là gì?
A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 2. Trấn Võ là gì?
A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 3. Thọ Xương là gì?
A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.
Câu 4. Lục bát biến thể là gì?
A. Là thể thơ không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, phối thanh, cách ngắt nhịp,…
B. Là thể thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm luật,…
C. Là thể thơ có hai câu bảy chữ và hai câu lục bát thông thường
D. Cả A và C đều đúng
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1. Nghĩa từ canh gà trong bài ca dao số 1 là gì?
A. Chỉ tiếng gà gáy báo canh
B. Chỉ ban đêm
C. Chỉ đặc sản bát canh gà
D. Chỉ một hành động trông coi
Câu 2. Bài ca dao thứ hai nói đến thiên nhiên vùng đất nào?
A. Lạng Sơn
B. Huế
C. Ninh Bình
D. Thăng Long
Câu 3. Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài ca dao số 3 là gì?
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Điệp từ, cấu trúc
D. Hoán dụ
Câu 4. Em hãy ghép các địa danh ở cột B với các từ tương ứng ở cột A
A B
1. Canh gà a. Yên Thái
2. Nhịp chày b. Thọ Xương
3. Mặt gương c. Trấn Vũ
4. Chuông d. Tây Hồ
Câu 5. Đâu là biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao:
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Bái, mặt gương Tây Hồ”?
A. Ẩn dụ
B. Điệp ngữ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 6. Em hãy cho biết bài ca dao dưới đây viết về vùng đất nào?
Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá
Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
A. Xứ Lạng (Lạng Sơn)
B. Xứ Thanh (Thanh Hóa)
C. Xứ Huế
D. Xứ Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi)
Câu 7. Dòng nào dưới đây chỉ chứa từ láy?
A. La đà, mịt mù, trăng chênh
B. La đà, mịt mù, nước non
C. La đà, mịt mù, lờ đờ
D. La đà, mịt mù, chùa chiền
Câu 8. Em hãy nối các ô bên trái với khái niệm tương ứng bên phải:
A B
1. Bài ca dao số 1 a. Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.
2. Bài ca dao số 2 b. Thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian với vẻ đẹp của Tây Hồ, của Thăng Long – Hà Nội.
3. Bài ca dao số 3 c. Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1. Câu ca dao nào dưới đây cũng nói về quê hương, đất nước?
A. Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
B. Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
C. Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
D. Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Câu 2. Câu ca dao nào dưới đây không nói về quê hương, đất nước?
A. Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
B. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
C. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
D. Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về
Câu 3. Câu ca dao nào dưới đây không nói về quê hương, đất nước?
A. Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
B. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
C. Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh
D. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm